Nestlé bán thương hiệu kem Häagen-Dazs với giá 4 tỷ USD
Đây là động thái thoái vốn mới nhất mà CEO của Nestlé - Mark Schneider – thực hiện trong nỗ lực tái cấu trúc danh mục đầu tư của công ty thực phẩm lớn nhất thế giới.
Doanh số iPhone đi xuống, vốn hóa Apple vẫn tăng 400 tỷ USD từ đầu năm
Giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã tăng hơn 400 tỉ USD từ đầu năm đến nay, mặc tỷ suất lợi nhuận suy giảm và doanh số iPhone giảm.
![]() Tổng giám đốc (CEO) Tim Cook của Apple - Ảnh: CNBC.
|
Theo tờ Financial Times, giá cổ phiếu Apple đạt mức cao chưa từng thấy khi đóng cửa phiên thứ Sáu tuần trước, nâng tổng mức tăng từ đầu năm lên 65%, cao gấp ba lần mức tăng của chỉ số S&P 500. Với mức tăng này, cổ phiếu Apple đang tiến tới hoàn tất năm tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ.
Giá cổ phiếu tăng mạnh đưa vốn hóa của Apple tăng 407 tỉ USD từ đầu năm - con số lớn ngang với toàn bộ giá trị vốn hóa của JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất Mỹ về giá trị tài sản.
Tính đến hết phiên ngày thứ Sáu, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đạt 1,16 nghìn tỉ USD, giúp "táo khuyết" vượt qua "đế chế" phần mềm Microsoft để giành lại ngôi vị công ty niêm yết đắt giá nhất thế giới. Đây thực sự là một cú lội ngược dòng ngoạn mục của Apple, xét tới việc cổ phiếu Microsoft cũng đã tăng 44% từ đầu năm đến nay.
"Mọi người đang tìm kiếm sự chắc chắn trên một thị trường bấp bênh", nhà quản lý danh mục Michael Kagan thuộc ClearBridge Investments ở New York nhận xét. "Nhà đầu tư ưa thích việc Apple có dòng tiền mạnh. Công ty này thực sự là một ‘cỗ máy in tiền’ dù lĩnh vực kinh doanh đã tương đối bão hòa".
Thành quả tăng giá của cổ phiếu Apple năm nay càng ấn tượng hơn nếu nhìn vào các sản phẩm mới và kết quả kinh doanh của hãng.
Chiếc điện thoại thông minh (smartphone) iPhone 11 được đánh giá tích cực, nhưng nhìn chung không được xem là một sản phẩm gây ấn tượng mạnh.
Ngoài ra, cả lợi nhuận và doanh thu của Apple đều giảm trong năm nay. Trong tài khóa kết thúc vào tháng 9/2019, lợi nhuận hoạt động của Apple giảm 10% so với tài khóa trước, còn 63,9 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với khoản lãi kỷ lục 71,2 tỉ USD mà hãng đạt được vào năm 2015. Doanh thu giảm 2% so với tài khóa trước, còn 260 tỉ USD, do doanh số iPhone đi xuống.
Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng cổ phiếu Apple đang được hỗ trợ mạnh bởi chương trình mua lại cổ phiếu của công ty, doanh thu tăng mạnh từ mảng dịch vụ, và kỳ vọng vào mẫu điện thoại iPhone 5G mà Apple có thể trình làng vào năm sau.
Trong vòng 1 thập kỷ qua, Apple đã chi 320 tỉ USD để mua lại cổ phiếu, nhiều hơn bất kỳ một công ty nào khác trong S&P 500. Microsoft đứng thứ nhì, chi 116 tỉ USD.
Tính đến cuối tháng 9 vừa qua, số dư tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong bảng cân đối kế toán của Apple đạt hơn 100 tỉ USD. Điều này đồng nghĩa hãng vẫn còn "dư sức" để tiếp tục chương trình mua lại cổ phiếu.
Chiến lược kinh doanh hiện nay của Apple là giảm bớt phụ thuộc vào các thiết bị phần cứng và tăng doanh thu ở mảng dịch vụ. Trong tài khóa vừa qua, doanh thu từ mảng dịch vụ của Apple đạt 46 tỉ USD, so với mức 20 tỉ USD vào 2015.
Giám đốc tài chính (CFO) Luca Maestri của Apple lạc quan về triển vọng giá cổ phiếu công ty, nhấn mạnh rằng giá cổ phiếu Apple "vẫn còn rẻ" nếu xét đến triển vọng lợi nhuận và đà tăng doanh thu của hai mảng dịch vụ và thiết bị đeo (wearables). Hệ số giá/thu nhập (P/E) của cổ phiếu Apple hiện là 20 lần, thấp hơn mức 24 lần của các công ty công nghệ trong S&P 500.
Các nhà phân tích ở Phố Wall cũng có niềm tin tương tự. Trong số 41 nhà phân tích được trang Marketwatch khảo sát, có 19 người khuyến nghị mua cổ phiếu Apple và chỉ có 5 người khuyến nghị bán.
An Huy
Đây là động thái thoái vốn mới nhất mà CEO của Nestlé - Mark Schneider – thực hiện trong nỗ lực tái cấu trúc danh mục đầu tư của công ty thực phẩm lớn nhất thế giới.
Khi không có bất kỳ một nhà sản xuất mới tiềm năng nào xuất hiện để "lấp đầy chỗ trống", thì ít nhất 60% các hộ kinh doanh ở Huệ Châu gần như đã đóng cửa, thậm chí con số này còn tăng cao hơn nữa vào tuần tới nếu tình hình không có gì thay đổi.
Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực đến cả 3 trụ cột mà các nền kinh tế này dựa vào: 1 hệ thống thương mại toàn cầu cởi mở, mạng lưới sản xuất ở châu Á và Trung Quốc – thị trường lớn nhất.
Du học sinh nhà giàu Trung Quốc có khoản tiền tiêu vặt hàng tháng lên tới chục nghìn USD. Do đó, rất nhiều thương hiệu từ xa xỉ cho tới mới thành lập để nhắm đến đối tượng khách hàng này.
Các thị trường mới nổi có thể tiếp đà hồi phục trong năm 2020 sau khi tạo thêm 11 ngàn tỷ USD cho danh mục của nhà đầu tư trong thập kỷ qua.
Trong sự nghiệp trải dài hơn nửa thế kỷ của mình, Volcker được coi là người dọn dẹp những cú đổ vỡ gây nên sự hỗn loạn trong nền kinh tế Mỹ.
Đầu tiên là Nhật Bản, sau đó đến châu Âu. Giờ đây các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao mọi dấu hiệu bùng phát tiếp theo của tình trạng lạm phát trì trệ và lợi suất sụt giảm mạnh. Năm nay, cụm từ "Japanification" (Nhật Bản hoá) đã trở nên phổ biến, khi số lượng trái phiếu lợi suất âm chạm mức kỷ lục.
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc tham gia đàm phán cho biết họ không quá khắt khe về hạn chót. Hôm thứ Sáu, cố vấn kinh tế Nhà Trắng - Larry Kudlow, cũng nói rằng hạn chót không phải là yếu tố được "tuỳ hứng" đưa ra.
Ban ngày, Zhuansun Xu, 22 tuổi là một người kinh doanh ngoại hối ở Bắc Kinh. Đến tối, anh trò chuyện với khách hàng nữ. Được biết Xu đã làm công việc này được một năm.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm nhẹ vào ngày thứ Ba (10/12) khi thời hạn thương mại Mỹ - Trung đến gần ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, CNBC đưa tin.
Ngày 10/12, Ủy ban Giám sát Chứng khoán Nhật Bản (SESC) cho biết đã đề nghị mức phạt 2,4 tỷ Yên (22 triệu USD) đối với hãng xe Nissan Motor vì không báo cáo đầy đủ về lương thưởng dành cho cựu chủ tịch Carlos Ghosn, theo hãng tin Reuters.
Những chính sách được đưa ra nhằm chống lại biến đổi khí hậu có thể "thổi bay" 2.300 tỷ USD vốn hoá của các công ty niêm yết trên khắp thế giới.