Tăng mạnh cổ phần của Nhà nước khi Tập đoàn Cao su IPO
Chính phủ quyết định điều chỉnh cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu của Tập đoàn Cao su Việt Nam...
Nội dung trên tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về việc sắp xếp đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, giai đoạn 2011-2016, nhiệm vụ đến năm 2020.
Cũng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, thực hiện thoái vốn nhà nước, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại 12 tổng công ty đã cổ phần hóa và 4 tổng công ty đang tiến hành cổ phần hóa theo quy định, bảo đảm tỉ lệ vốn Nhà nước nắm giữ theo đúng quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 với lộ trình gồm 3 nhóm.
Nhóm 1: Giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước 40.71% vốn điều lệ tại Tổng công ty LICOGI-CTCP và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quý 1 năm 2017.
Nhóm 2: Thực hiện thoái vốn nhà nước theo lộ trình đến hết năm 2018 về mức 0%, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đối với 10 doanh nghiệp gồm các Tổng công ty: Vật liệu xây dựng số 1, Xây dựng số 1, Sông Hồng, Đầu tư và Phát triển xây dựng, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng, Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam, Tư vấn xây dựng Việt Nam, Cơ khí xây dựng và Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.
Nhóm 3: Thực hiện cổ phần hóa, bán bớt phần vốn nhà nước, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019 tại các Tổng công ty: Sông Đà, Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Lắp máy Việt Nam-CTCP và Viglacera-CTCP; xây dựng lộ trình cụ thể chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định. Năm 2020, điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các Tổng công ty này theo đúng quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020.
Đối với Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long và Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao, hoàn thiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước 65.76% tại Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà về Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước 80.79% tại Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao từ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị về Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bảo đảm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, quản lý tốt tài sản, đất đai và giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định pháp luật; không để tồn tại những khó khăn, vướng mắc kéo dài sau khi các tổng công ty được cổ phần hóa.
Bên cạnh đó, xây dựng phương án thoái vốn nhà nước đối với từng tổng công ty theo lộ trình trên, bảo đảm đúng quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong triển khai thực hiện, khuyến khích và có giải pháp phù hợp đẩy nhanh hơn tiến độ cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết của các tổng công ty, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, chống tiêu cực, lợi ích nhóm, xử lý nghiêm các vi phạm. Phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần, phải đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo đúng quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam thực hiện tái cơ cấu toàn diện các Công ty cổ phần Xi măng: Hạ Long, Sông Thao, bảo đảm các Công ty ổn định và phát triển, cân nhắc, tính toán về nguồn vốn cho phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long, trách nhiệm trả nợ vay của Công ty này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Chính phủ quyết định điều chỉnh cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu của Tập đoàn Cao su Việt Nam...
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết trong quý 1 đã báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa EVNGenco2 thông qua giá trị doanh nghiệp và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt, công bố giá trị doanh nghiệp này.
Ngày 30/03, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã IPO thành công gần 76 triệu cp với giá đấu thành công bình quân là 12,908 đồng/cp.
Ngày 30/03, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã IPO thành công gần 76 triệu cp với giá đấu thành công bình quân là 12,908 đồng/cp.
Việc thoái vốn nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sáng ngày 28/03, tại phiên IPO của Tổng Công ty TNHH MTV Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade), với mức trúng giá bình quân 17,474 đồng/cp, Nhà nước thu về hơn 524 tỷ đồng.
Sở GDCK Hà Nội vừa có thông báo có tới 346 nhà đầu tư đăng ký mua tới 93 triệu cổ phần trong đợt IPO của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
Năm 2018 được cho là năm cao điểm của các đợt thoái vốn Nhà nước khi dự kiến có 181 doanh nghiệp nhà nước sẽ thoái vốn, chiếm 70% tổng số đơn vị dự kiến sẽ được thoái vốn trong giai đoạn 2018-2020.
Thanh tra Chính phủ ngày 22-3 đã công bố quyết định thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam - CTCP (Vinamed); việc thoái vốn nhà nước và sáp nhập Công ty CP Nhựa y tế (Mediplast) vào Vinamed.
Đợt IPO sắp tới của Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade) thu hút 274 nhà đầu tư với tổng khối lượng đặt mua lên tới 89.7 triệu cổ phần.
Sau IPO hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều phải lên sàn khi đủ điều kiện sau 90 ngày kể từ khi IPO. Liệu các doanh nghiệp dưới đây có mang lại cú nhảy vượt bậc cho tháng 4 kế tiếp.
Ngày 16/3, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị.