Nhận diện dấu hiệu tái cấu trúc doanh nghiệp
Nhìn vào phản ứng của khách hàng giúp nhận diện dấu hiệu cần tái cấu trúc doanh nghiệp. Chia sẻ
Còn khoảng gần một tháng nữa mới đến mùa thu hoạch khóm son Tết, nhưng mấy ngày qua, vườn khóm 0,5 hecta của bà Lê Thị Đúng (Thạnh Lợi, Bến Lức, Long An) đã có nhiều thương lái từ TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương đến tranh nhau đặt mua.
Năm nay, do được chăm sóc tốt, canh đúng thời điểm và thời tiết khá thuận lợi nên vườn khóm son của bà Đúng trái to, có nhiều chồi, màu sắc đỏ tươi rất bắt mắt, ước tính khoảng ngày 25 Âm lịch sẽ thu hoạch.
Bà Đúng là một trong những người tiên phong ở Long An trồng loại khóm độc, lạ này. Trước đây, do đất đai bị phèn nặng không trồng được lúa nên người dân địa phương chuyển qua trồng khóm xanh. Qua nhiều năm gia đình bà Đúng thua lỗ vì trái khóm xanh giá cả bấp bênh, nhưng do đất phèn nên không thể trồng cây khác.
Năm 1995, vợ chồng bà Đúng tham quan ở nông trường gần nhà thấy có loại khóm lạ, trái nhỏ màu đỏ rất đẹp gọi là khóm son nên mua 5 cây giống về trồng thử. Vụ mùa đầu tiên cây khóm cho trái màu đỏ tươi đúng vào dịp Tết, nhiều người đến chơi nhà thấy trên mâm ngũ quả có trái khóm son đẹp hỏi mua giá cao nên bà nhân thêm giống để bán vào vụ Tết năm sau. Những năm tiếp theo, khi quyết định chuyển diện tích khóm xanh sang trồng khóm son, gia đình bà "hốt bạc" vì thời điểm đó ở các tỉnh miền Tây rất ít người trồng được loại khóm này.
Theo bà Đúng, cùng họ với khóm xanh nhưng cây khóm son kỹ thuật chăm sóc rất công phu. Từ lúc khóm ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng rưỡi và mỗi năm một cây khóm chỉ ra đúng một trái.
Trồng khóm son đã khó nhưng để trái khóm cho trái vào đúng dịp Tết lại càng khó hơn. Từ giữa tháng 8 Âm lịch, ngoài phân bón, cây khóm phải được xử lý bằng khí đá để kích thích ra trái.
Do trái khóm càng to, màu càng đỏ rực bán được giá nên nhà vườn phải "cưng" trái như trứng mỏng. Ngoài lượng phân, thuốc trừ rệp hại, trái khóm còn được che nắng bằng rơm khô để da không bị nám.
Sau hơn 20 năm tích lũy được nhiều kỹ thuật trồng khóm son, hiện nay với diện tích 0,5 hecta, ước tính, Tết Nguyên đán 2017, vườn khóm của bà Đúng sẽ đưa ra thị trường khoảng trên 10.000 trái khóm son. Với giá từ 7.000-15.000 đồng một trái, sau khi trừ chi phí, gia đình bà thu lãi trên 50 triệu đồng. Bình quân, mỗi hecta khóm son nông dân sẽ có lãi không dưới 100 triệu.
"Trái khóm son có màu đỏ lại có nhiều chồi với ý nghĩa may mắn, sung túc nên luôn là loại trái cây chưng Tết được nhiều người lựa chọn, không chơi theo phong trào như các loại trái cây khác. Có thời điểm giá bán lẻ cận Tết cả trăm nghìn đồng một cặp", bà Đúng nói.
Thấy gia đình bà Đúng trồng khóm son lãi cao, nhiều nông dân trong vùng cũng đến học tập, mua giống về trồng thử, đến nay, tại khu vực Bến Lức đã có hàng chục ha khóm son bán Tết.
Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Lợi (Bến Lức) thông tin, cây khóm son trồng Tết bán có lãi cao gấp 10 lần khóm xanh. Tuy nhiên, do mỗi cây mất thời gian lâu mới thu hoạch được nên thiếu nguồn giống, kỹ thuật chăm sóc cũng khá phức tạp, nhiều khi cây ra trái không đúng vụ Tết hoặc ra trái xấu, sâu bệnh nên không phải ai cũng trồng thành công.
Theo VnExpress
Nhìn vào phản ứng của khách hàng giúp nhận diện dấu hiệu cần tái cấu trúc doanh nghiệp. Chia sẻ
Năm 2010, Tân Hiệp Phát muốn nhắm tới thị trường cà phê với sản phẩm cà phê đóng chai mang thương hiệu Café VIP. Tuy nhiên, cà phê không phải ngành "ngon ăn" khi đại gia trong ngành FMCG là Vinamilk chi tới 20 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất để thâm nhập thị trường này với thương hiệu cà phê Moment, song sau phải bán lại nhà máy cho Trung Nguyên… Chia sẻ
Trong khi nhiều miền quê đốt rơm rạ, người dân xã Bình Trị (Quảng Nam) đi thu mua về làm nấm, mỗi tháng một hộ thu lãi 15 triệu đồng. Chia sẻ
Hiip là cầu nối của Influencer Marketing, có thể hiểu là tiếp thị thông qua các cá nhân có ảnh hưởng trên mạng xã hội đến các khách hàng tiềm năng. Chia sẻ
Hồ Gò Miếu (Thái Nguyên) nằm giữa vùng núi cao, không có ống cống xả thải ra môi trường là nơi ông Lưu Văn Hạnh đặt 30 lồng nuôi cá lăng. Chia sẻ
Sau những lần thất bại với một số trang trại chăn nuôi và trồng trọt, anh Lê Thanh Tùng đã phát triển được mô hình nuôi cà cuống, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Chia sẻ
Không có tiền, phải mượn từng kg nhang trầm về bán, Châu Tự Trọng đã gầy dựng doanh nghiệp với doanh số 4-5 tỷ đồng mỗi năm. Chia sẻ
99% doanh nghiệp Việt đang thay đổi chiến lược bắt đầu tư đổi mới quy trình cải tiến sản phẩm, đẩy mạnh văn hóa và gắn kết nhân viên, theo khảo sát "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2017" do Anphabe thực hiện. Chia sẻ
Trong năm 2017, mỗi ngày có gần 150.000 vé xe được đăng bán thông qua hệ thống Vexere, tương đương 20% tổng lượng vé bán ra trên thị trường. Chia sẻ
Ở Thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La, bà Đặng Thị Sinh (tiểu khu Tà Loọng) là cái tên được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ khi táo bạo chuyển đổi mô hình làm kinh tế, mở lò sản xuất dong giềng, cho thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng. Chia sẻ
Đang có cuộc đấu gay gắt giữa doanh nghiệp nội và ngoại trong lĩnh vực thương mại. Chia sẻ
Một khách hàng tại Anh mua sản phẩm made in Vietnam phát hiện mẩu giấy ghi dòng chữ Việt bí ẩn hé lộ những quy định cực kỳ ngặt nghèo đối với công ty may khi lỗi này có thể khiến doanh nghiệp bị phạt vài trăm triệu đồng. Chia sẻ