Chính phủ đặt kỳ vọng cao hơn cho TTCK Việt Nam
(NDH) Chưa một giai đoạn nào trong lịch sử TTCK Việt Nam được ưu ái như thời điểm này.
Phiên giao dịch ngày 19/01 diễn ra khá bình thường cho đến khi ATC. Các cổ phiếu VIC, MSN, VNM, BVH, PVD, KBC bất ngờ giảm sàn khi phiên ATC bắt đầu khi lệnh bán ATC được chất đống. Mặc dù sau đó các cổ phiếu thoát sàn và hồi phục về giá đỏ, nhà đầu tư vẫn có một phen bất ngờ.
Về phía ngược lại, 2 cổ phiếu được thêm vào rổ VN30 từ tuần sau là VJC của CTCP Hàng không Vietjet và PLX của Petrolimex tăng trần.
Thanh khoản sàn HOSE cũng leo lên đỉnh mới với khối lượng giao dịch đạt gần 342,5 triệu cp, với giá trị hơn 10.045 tỷ đồng, đây là phiên thứ hai trong năm 2018, thanh khoản thị trường vượt mốc 10.000 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng này đến từ việc đảo danh mục của một số quỹ ETF dựa trên chỉ số VN30 trước khi danh mục rổ cổ phiếu mới có hiệu lực từ tuần sau. Cụ thể, có thể đó là động thái của quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM). Phiên 19/01 là ngày cuối cùng để quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM) cơ cấu danh mục E1VFVN30.
Theo công bố trước đó, rổ VN30 mới sẽ được bổ sung cổ phiếu PLX và VJC, đồng thời loại bỏ cổ phiếu KBC và PVD. Bên cạnh đó, VFM cũng sẽ cơ cấu giảm tỷ trọng tại một số mã gồm MSN, VIC, NVL, tăng tỷ trọng tại VNM và SBT.
Danh mục VN30 kể từ ngày 22/01
Tính đến ngày 18/01, có tổng tài sản ròng của quỹ E1VFVN30 là 4.049 tỷ đồng.
E1VFVN30 được thành lập từ tháng 9/2014, với vốn góp phát hành chỉ 202 tỷ đồng, đến nay tổng tài sản của quỹ đã tăng gấp 20 lần, đạt mức 4.049 tỷ đồng tại ngày 18/01.
Trong vòng 3 tuần từ đầu năm 2018 đến nay, NAV của VFM đã tăng 30% từ con số 2.840 tỷ đồng nhờ nhà đầu tư liên tục rót vốn vào quỹ này. Trên sàn giao dịch chứng khoán, khối ngoại cũng liên tục mua mạnh chứng chỉ quỹ E1VFN30.
Các chuyên gia đánh giá, với quy mô hiện tại, các cổ phiếu trong danh mục VN30 sẽ biến động lớn tại mỗi kỳ cơ cấu của ETF nội.
Ngoài E1VFVN30, VFM còn có 4 quỹ khác là Quỹ VFMVF1, VFMVF4, VFMVFB và VFMVFI.
Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 800 tỷ đồng trên toàn thị trường, VnIndex tăng gần 12 điểm trong phiên cuối tuần(NDH) Chưa một giai đoạn nào trong lịch sử TTCK Việt Nam được ưu ái như thời điểm này.
Thị trường tiếp tục có một tuần giao dịch sôi động với các phiên tăng điểm mạnh liên tiếp kèm khối lượng cao. Khối ngoại cũng duy trì đà mua ròng mạnh trên cả hai sàn cho thấy tâm lý lạc quan đang lan rộng.
(NDH) IDC bị khối ngoại bán ròng đột biến 28 triệu cổ phiếu, trị giá 605,4 tỷ đồng và đều được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận.
Bên đăng ký mua là ông Nguyễn Điệp Tùng, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán FPT.
Taiso Pharma đã liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Dược Hậu Giang.
(NDH) Nhà đầu tư cá nhân vẫn là đối tượng chiếm đa số trên thị trường cổ phiếu, các nhà đầu tư có tổ chức chiếm tỷ lệ nhỏ.
(NDH) Dòng tiền luân phiên dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và giúp thị trường tiếp tục tăng điểm bất chấp hai cổ phiếu VHM và VIC điều chỉnh.
VN-Index tiếp tục bám sát vào Upper Band của Bollinger Bands trong bối cảnh dải này đang bung nén. Chỉ số đã vượt ngưỡng 990 điểm và chuẩn bị test mốc tâm lý 1,000 điểm.
(NDH) Dòng tiền luân phiên dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và giúp thị trường tiếp tục tăng điểm bất chấp hai cổ phiếu VHM và VIC điều chỉnh.
(NDH) Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, các vấn đề liên quan đến tỷ lệ sở hữu của khối ngoại chiếm 80% những ý kiến bức xúc của nhà đầu tư nước ngoài với chứng khoán Việt Nam và ảnh hưởng đến việc nâng hạng thị trường.
(NDH) Phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.