Credit Suisse: Hành trình từ niềm tự hào của Thụy Sĩ đến cái kết buồn cho biểu tượng 166 năm tuổi
Trong khi những vấn đề của Credit Suisse mất nhiều năm để hình thành và trở nên trầm trọng, hồi kết lại đến khá chóng vánh.
Nhân sự ngỡ ngàng với những thông báo qua email
"Sau gần 8,5 năm làm việc tại Google, sáng nay tôi nhận được thông báo rằng tôi nằm trong danh sách cắt giảm lao động và không còn giữ vai trò nào tại công ty nữa. Tôi đã tưởng tượng ra viễn cảnh mình sẽ cống hiến lâu dài cho Google, vì vậy, tin tức này đặc biệt khó tiếp nhận." - tờ Financial Times (FT) trích dẫn chia sẻ của một nhân sự nằm trong diện bị cắt giảm của Google.
Trên Linkedln tràn ngập các bài đăng nội dung tương tự từ các nhân viên Google đột ngột mất việc trong tháng này và chỉ nhận được thông báo sa thải qua email. Một số nhân sự đã cống hiến hàng chục năm làm việc tại công ty.
Công ty mẹ của Google, Alphabet, gần đây thông báo rằng họ sẽ sa thải khoảng 12.000 người. "Thật khó để tin rằng sau 20 năm làm việc tại Google, tôi bất ngờ biết về ngày làm việc cuối cùng của mình qua một email," một kỹ sư của Google, Jeremy Joslin, viết trên Twitter. "Thật là một cái tát vào mặt."
Tờ New York Times cho hay, "cái tát" này đang trở thành một tình huống mà nhiều người phải trải qua. Trong vài năm qua, hàng chục nghìn người, đặc biệt là nhân sự tại các công ty công nghệ và truyền thông như Twitter, Amazon, Meta và Vox,.. đã bị sa thải qua email. Hành động này nhận được sự phản đối dữ dội từ các nhân viên.
Các nhân viên tại công ty công nghệ PagerDuty nhận được thông báo nghỉ việc vào tuần trước đã rất thất vọng với thông báo này: nó bắt đầu bằng giọng văn vui vẻ và kết thúc bằng cách trích dẫn câu nói của ông Martin Luther King Jr. về việc con người cần vượt qua nghịch cảnh.
Ảnh hưởng đối với doanh nghiệp
Một nhân viên Google bị sa thải chia sẻ với Financial Times (FT): "Phương châm của công ty là tôn trọng người dùng, tôn trọng cơ hội và tôn trọng lẫn nhau. Có thật là vậy không?".
Theo FT, chuyện phải sa thải toàn bộ nhân sự là một điều khó khăn và ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty, tuy nhiên có những lý do chính đáng khiến Google phải làm như vậy.
Đây có thể là nỗ lực của công ty trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ và mối quan hệ với khách hàng, ngăn nhân viên chuyển dữ liệu ra bên ngoài,... và các lý do liên quan đến bảo mật khác, FT nhận định.
Tuy nhiên, cũng có các ý kiến trái chiều khác đánh giá về hậu quả của hành động này.
Sandra sucher, đồng tác giả cuốn The Power of Trust: How Companies Build It, Lose It, Regain It ( tạm dịch: Cách các công ty xây dựng, đánh mất và lấy lại niềm tin ) chỉ ra, nghiên cứu cho thấy việc sa thải nhân viên có tác động bất lợi đến nhân viên và hiệu quả hoạt động của công ty. Cô cho rằng: “Hậu quả của hành động sa thải hàng loạt là nó phá hủy lòng tin của nhân sự trong tổ chức."
Những người "sống sót" sau cơn bão sa thải hàng loạt hiện giờ có thể sẽ ít tin tưởng vào công ty của họ hơn và sẽ luôn trong trạng thái lo lắng về việc một lúc nào đó có thể họ cũng sẽ bị sa thải.
Lực lượng lao động còn lại của công ty có thể trở nên bực bội khi phải đảm nhận khối lượng công việc nặng hơn và có thể chính họ sẽ lại xin nghỉ việc.
FT cho hay, theo các nhà nghiên cứu cứu tại Đại học Wisconsin-Madison và Đại học Nam Carolina, việc giảm quy mô lực lượng lao động chỉ 1% có thể dẫn đến tỷ lệ thay thế nhân viên tự nguyện tăng 31% trong năm tới.
Công việc mới thường không tới ngay
Các công ty như Alphabet đang làm những điều đúng đắn trong ngắn hạn: trả nốt tiền lương, tiền thưởng cho nhân sự, cung cấp 6 tháng chăm sóc sức khỏe, để nhân sự tiếp cận được các dịch vụ giới thiệu việc làm, hỗ trợ nhập cư,...
Tuy nhiên, những người bị sa thải vẫn bị ảnh hưởng nhiều. Họ có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tài chính. Một công việc mới với mức lương tương đương hoặc cao hơn thường sẽ không tới ngay.
Sandra sucher chia sẻ, nếu các giám đốc điều hành nghiêm túc về phúc lợi của nhân viên, họ cần lập kế hoạch cho những thay đổi về lực lượng lao động trong tương lai để vượt qua các tình huống khó khăn. Và nếu đại dịch Covid-19 đã để lại cho các doanh nghiệp bài học gì, thì đó hẳn là bài học về cách đứng dậy và tiến về phía trước trong thời điểm khó khăn.
Cách sa thải bớt "đau thương"
Với tư cách là người quản lý trong các tòa soạn và các công ty khởi nghiệp công nghệ, đã phải đối mặt với việc tuyển dụng và sa thải nhiều nhân sự trong 21 năm, bà Elizabeth Spiers - cựu tổng biên tập tờ The New York Observer cho rằng, cách sa thải hàng loạt thông qua email là một cách làm quá đau thương và không cần thiết.
Bà Elizabeth Spiers viết trên tờ New York Times rằng, việc gửi email hàng loạt giúp cho các nhà quản lý không phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực trong tâm lý mà nhân sự phải trải qua khi họ mất đi sinh kế. Các nhà quản lý cũng không phải hứng chịu bất cứ lời chỉ trích nào về khả năng lãnh đạo của họ đã đưa nhân sự tới tình huống này. Tuy nhiên, sự né tránh này là điều không nên.
Bà Elizabeth Spiers chia sẻ, lần đầu tiên phải sa thải nhân sự của bà diễn ra rất khó khăn. Chính vì thế, từ sau đó, khi tuyển dụng các quản lý, bà đã đào tạo cho họ cách để sa thải nhân sự.
"Điều quan trọng là: hãy nhìn vào mắt nhân sự của mình, trả lời các câu hỏi. Nếu nhân sự bực bội với thông báo sa thải, hãy bày tỏ sự cảm thông. Ít nhất, thông báo này cần một cuộc trao đổi trực tiếp. Chắc chắn nó tốn sức hơn việc gửi email hàng loạt, nhưng nó thể hiện sự tôn trọng," bà Elizabeth Spiers viết.
Bà khẳng định rằng, nhân sự của công ty sau khi nghỉ việc có thể chia sẻ những câu chuyện của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Danh tiếng của công ty cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo hướng tích cực (hoặc tiêu cực).
Bài học từ cuộc đại sa thải của các Big Tech: Làm công thì phải biết thân biết phận, chẳng có ‘công ty là nhà’ nào ở đây cả!Trong khi những vấn đề của Credit Suisse mất nhiều năm để hình thành và trở nên trầm trọng, hồi kết lại đến khá chóng vánh.
Khi phương Tây gia tăng các lệnh trừng phạt vào dầu Nga, nguồn tài nguyên quý giá này vẫn được chở tới cho người mua, vốn đặt lợi ích quốc gia lên trên những áp lực hành động từ Mỹ và các đồng minh….
Đó là lúc các nhà đầu tư có thể tin rằng sóng gió trong lĩnh vực ngân hàng thế giới đã qua.
Fed liệu nên tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, hay tạm dừng trong bối cảnh những vấn đề của ngành ngân hàng đang căng thẳng nhất kể từ năm 2008?
Trong số này có những cái tên rất quen thuộc với đời sống hàng ngày như 3M, Coca-Cola, Colgate-Palmolive, Johnson
Đây là điều mà các hãng xe ô tô như Tesla không muốn cho bạn biết.
Cổ phiếu các ngân hàng tại Mỹ và châu Âu đã tăng trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi Credit Suisse bán mình cho UBS dưới sự bảo trợ của Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ.
Hungary vừa chặn tuyên bố chung của Liên minh châu Âu (EU) về lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin mà Toà Hình sự quốc tế (ICC) tại La Hay ban bố.
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bày tỏ lo ngại về cách quản trị rủi ro ở Silicon Valley Bank (SVB) từ 4 năm trước, tài liệu cho thấy.
Thức dậy từ 3 giờ sáng và làm việc không ngừng nghỉ, các nhà giao dịch đang chịu căng thẳng cực độ.
Dù rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng, nhưng giới chức trên thế giới hiện nay đã có sự phòng bị hiệu quả hơn so với năm 2008. Dẫu vậy, một số chuyên gia vẫn thận trọng về kịch bản "hiệu ứng domino".
Việc UBS mua lại Credit Suisse dưới sự bảo trợ của Chính phủ Thụy Sĩ đánh dấu nỗ lực mới nhất nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng đang đe dọa ngành ngân hàng toàn cầu.