Mỹ và EU tăng mạnh nhập khẩu quần áo và giày dép từ Việt Nam
Các nhà mua hàng của Mỹ và các nước trong khu vực châu Âu (EU) đã tăng mạnh nhập khẩu các sản phẩm may mặc và giày dép từ Việt Nam.
9 tháng, xuất khẩu xi măng tăng 19%
Trong khi tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa từ đầu năm đến nay vẫn giữ được sự ổn định so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu xi măng tăng trưởng mạnh, đạt gần 32 triệu tấn và tăng tới 19%.
![]() Xuất khẩu xi măng có thể cán địch sớm so với kế hoạch. Ảnh minh họa
|
Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết trong, tháng 9, dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu chỉ đạt 6.70 triệu tấn, giảm tới 1.31 triệu tấn so với tháng 8, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến nay, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng vẫn đạt khoảng 77.47 triệu tấn, tăng 3.5% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, trong khi tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa 9 tháng qua vẫn duy trì sản lượng tương đương so với cùng kỳ năm 2020, đạt khoảng 45.58 triệu tấn, thì xuất khẩu xi măng đạt khoảng 31.89 triệu tấn và tăng tới 19%. Trong đó, riêng Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu khoảng 14.45 triệu tấn.
Tồn kho cả nước trong 9 tháng còn khoảng 3,60 triệu tấn, tương đương từ 15 đến 20 ngày sản xuất, chủ yếu là clinke.
Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Theo các chuyên gia kinh tế, đón nhận những thông tin tích cực, kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế và biện pháp đẩy nhanh vốn đầu tư công, các nhóm ngành được dự báo có thể sớm phục hồi là xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Điều đó có nghĩa là khi đầu tư xây dựng tăng, đầu tư công tăng, tiêu thụ xi măng sẽ tăng.
Trong quý IV/2021 và những năm tiếp theo, ngành xi măng được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường cổ phiếu xi măng vừa bật tăng nhanh khi đón nhận các thông tin tích cực từ thị trường, được nhiều nhà đầu tư săn lùng.
Trước áp lực ngày càng lớn, các DN ngành xi măng đang tích cực ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất kinh doanh, số hóa chuỗi tiêu thụ và logistics, số hóa quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển xanh, bền vững.
Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, với đà phục hồi chung của nền kinh tế và các hoạt động đầu tư xây dựng sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, kế hoạch tiêu thụ từ 104 đến 107 triệu tấn xi măng trong năm 2021 là hoàn toàn khả thi.
Nhật Quang
Các nhà mua hàng của Mỹ và các nước trong khu vực châu Âu (EU) đã tăng mạnh nhập khẩu các sản phẩm may mặc và giày dép từ Việt Nam.
Ngày 18/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp và các đơn vị, cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh, theo quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) vừa có báo cáo về hoạt động logistics tại Việt Nam, trong đó đáng chú ý là chi phí logistics tương đương khoảng 20 - 22% GDP hàng năm, cao hơn đáng kể so với Thái Lan (19%), Trung Quốc (18%), Malaysia (13%) và cao gần gấp ba lần nếu so với các nước như Mỹ, Singapore (8%)...
Kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta trong 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 7,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường tăng mạnh như Hoa Kỳ, Pháp, Italy, Thụy Điển…
Từ giữa năm 2021 đến nay, dồn dập các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) được công bố đúng như những gì các chuyên gia đã dự báo về dòng vốn đầu tư qua việc mua bán cổ phần giữa các doanh nghiệp. Đáng chú ý, thị trường đang chứng kiến sự chuyển hướng sang các công ty trong nước thay vì được dẫn dắt bởi các tên tuổi ngoại như trước đây. Rất nhiều doanh nghiệp đã đưa M&A vào chiến lược chính trong kế hoạch phát triển và mở rộng hê sinh thái kinh doanh của họ.
Sự hiện diện của các nhà đầu tư tên tuổi Mỹ tại Việt Nam sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ để nước ta thu hút giới đầu tư các nước khác.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra tại Bộ Y tế.
Với hơn 3.000 km đường bờ biển, Việt Nam có nguồn tài nguyên gió ngoài khơi dồi dào và là thị trường mới nổi về gió ngoài khơi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), điện gió ngoài khơi có tiềm năng cung cấp 12% điện năng của Việt Nam vào năm 2035.
Các động thái thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đồng thời gây áp lực tới lãi suất huy động và tỷ giá tại Việt Nam, theo các chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh, các Bộ, cơ quan đã trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cắt giảm trên 1.100 quy định (bao gồm các thủ tục, yêu cầu, điều kiện, danh mục kiểm tra chuyên ngành, tiêu chuẩn, quy chuẩn…); có 7 Bộ đã trình phương án để Chính phủ thông qua gần 900 quy định…
Bóng đá là môn thể thao mà giữa Việt Nam và Thái Lan có sự ganh đua và so kè nhau quyết liệt. Nhưng trong lĩnh vực kinh tế thì người Thái đang làm mưa làm gió ngay cả trên “sân nhà” của Việt Nam.
Sau khi thăm và phát biểu tại Đại học Harvard, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm chính sách với giáo sư trường này về định hướng phát triển của Việt Nam trong thế kỷ 21.