Cổ phần hóa: Bao giờ thôi ì ạch?: Xử lý dứt điểm những tồn tại
Công tác cổ phần hóa cần gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, từ đó hạn chế tình trạng người đứng đầu né tránh, cố tình trì hoãn việc này.
Ai sẽ cùng SaiGon Co.op và BĐS Thiên Thanh tiếp quản Quảng trường Quốc tế?
Cổ đông lớn của Quảng trường Quốc tế gồm Saigon Co.op, Sawaco và Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh. Kế hoạch năm 2017 của Quảng trường Quốc tế lỗ do đã ngừng hoạt động cho thuê để tập trung phát triển bất động sản.
![]() Đấu giá 9 triệu cổ phiếu Quảng trường Quốc tế: Khả năng thành công chỉ ở mức độ tương đối.
|
Khó thành công do thanh khoản thấp!
Cụ thể, dự kiến ngày 11/12 tới đây, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sẽ bán đấu giá 9 triệu cổ phiếu, tương ứng 30% vốn CTCP Thương mại Dịch vụ Quảng trường Quốc tế với giá khởi điểm 23,527 đồng/cp.
Với tư cách là tổ chức tư vấn cho đợt thoái vốn này, Chứng khoán Bảo Việt (BVS) nhận định khả năng thành công của thương vụ này chỉ dừng lại ở mức độ tương đối. Theo BVS, dựa trên mức giá khởi điểm được đưa ra, hệ số P/E tương ứng là 162 lần, bằng 11 lần so với chỉ số P/E của các công ty niêm yết trên HOSE. Đồng thời, hệ số P/B tương ứng đạt 2.09 lần, tương đương so với chỉ số P/B của các công ty niêm yết trên HOSE.
BVS nhấn mạnh, cổ phiếu Quảng trường Quốc tế có tính thanh khoản khá thấp so với mặt bằng hiện nay.
Về Quảng trường Quốc tế, Công ty có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hoạt động chính là bán lẻ hàng hóa trong các cửa hàng chuyên doanh; bán lẻ dầu hỏa, than nhiêu liệu dùng cho gia đình; bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ; bán lẻ đồng hồ, kính mắt...
Tính đến ngày 30/06/2017, cơ cấu cổ đông của Công ty chỉ toàn cổ đông pháp nhân. Theo đó, Công ty hiện có 3 cổ đông là tổ chức, bao gồm: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), Sawaco và Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh.
Liên quan đến vốn của Thiên Thanh, tại ĐHĐCĐ thường niên tháng 4/2017 của CTCP Vận tải biển Sài Gòn (SaiGonShip), Ban lãnh đạo Công ty cho biết đang tiến hành các bước thương thảo nhằm chuyển nhượng 4% vốn (1.2 triệu cp) đang nắm giữ tại Quảng trường Quốc tế cho Bất động sản Thiên Thanh. Mức giá mà Thiên Thanh đặt ra là 30,500 đồng/cp. Đây là số cổ phần SaiGonShip đầu tư vào Quảng trường Quốc tế hồi tháng 5/2009.
2017 đặt kế hoạch lỗ hơn 4.5 tỷ đồng
Hoạt động chính của Quảng trường Quốc tế là bán lẻ các loại hàng hóa, tình hình kinh doanh 2 năm liền trước 2015-2016 không mấy thuận lợi, khi mà doanh thu dậm chân tại mức 7 tỷ đồng, lãi ròng thậm chí giảm hơn 21% về mức 5.6 tỷ đồng.
Chưa kể, bước sang năm 2017, Công ty lại đặt kế hoạch doanh thu giảm một nửa về 2.8 tỷ, đồng thời ước tính khoản lỗ ròng ở mức 4.5 tỷ đồng. Được biết, sở dĩ Công ty đặt chỉ tiêu kinh doanh như trên do hoạt động chính là cho thuê, trong khi đó, bước sang năm 2017 Công ty đã ngừng hoạt động này để tập trung phát triển bất động sản.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, Công ty ghi nhận 1.1 tỷ đồng doanh thu, giảm hơn 70% so với cùng kỳ, đồng thời thực hiện được 39% chỉ tiêu năm. Lỗ lũy kế Công ty hiện ghi nhận 3.3 tỷ đồng, trong khi 6 tháng đầu năm 2016 Công ty đạt lãi gần 3 tỷ đồng. Như vậy, so với mức dự trù là 4.5 tỷ, Công ty hiện đã ghi nhận tỷ lệ thua lỗ hơn 73% kế hoạch.
Trên bảng cân đối kế toán, hiện Công ty đang ghi nhận chi phí xây dựng dở dang tính đến ngày 30/06 hơn 33 tỷ đồng. Đây là chi phí ghi nhận tại công trình xây dựng cao ốc trung tâm thương mại – văn phòng – khách sạn, mức 33 tỷ đồng cũng chính là tổng tài sản dài hạn của Công ty.
Liên quan đến dự án này, Công ty đã được UBNN chấp nhận cho thuê 8,276.6 m2 đất, thuộc thửa số 20, tờ bản đồ số 5, bộ địa chính phường 6, quận 3, tại địa chỉ khu đất số 1, đường Công trường Quốc tế (TPHCM). Thời hạn thuê đất là 50 năm (kể từ ngày 21/01/2015), tiền thuê đất được trả một lần cho cả thời hạn thuê. Được biết, đến nay do chưa có Quyết định về số tiền thuê đất phải nộp nên Công ty chưa có cơ sở để ghi nhận khoản tiền thuê đất này.
Tính đến ngày 30/06, Công ty có 336 tỷ đồng tài sản, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm hơn 303 tỷ và 33 tỷ đồng còn lại là tài sản dài hạn, chủ yếu nằm tại mục chi phí xây dựng dở dang. Tổng nợ Công ty hiện chỉ 1.3 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu hiện là 300 tỷ đồng.
Tri Túc
FiLi
Công tác cổ phần hóa cần gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, từ đó hạn chế tình trạng người đứng đầu né tránh, cố tình trì hoãn việc này.
Theo dữ liệu của VietstockFinance, tính đến ngày 22/12/2020 đã có 24 thương vụ thoái vốn được hoàn tất. So với con số 48 trong năm 2019, số lượng thương vụ thoái vốn năm 2020 đã giảm 1 nửa.
Mặc dù đã có 2 nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia đấu giá lô cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) do Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sở hữu, nhưng DATC bất ngờ thông báo dừng cuộc đấu giá khi chỉ còn 2 ngày nữa là cuộc đấu giá sẽ diễn ra đúng vào thời điểm cổ phiếu MSB chính thức niêm yết trên sàn HOSE.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo đấu giá toàn bộ số cổ phần mà mình nằm giữ tại CTCP Du lịch Quảng Ngãi.
Chính phủ ban hành Nghị định 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, trong đó, bổ sung quy định phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.
Trong ngày đấu giá 07/12/2020, 19 nhà đầu tư chỉ mua 4.42 triệu cp trong tổng số 7.75 triệu cp của Tổng CTCP Công trình Viettel (UPCoM: CTR) do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu với giá 47,200 đồng/cp.
Khó khăn trong việc đánh giá tài sản đất đai của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang là điểm nghẽn khiến nhiều DN không thể thực hiện cổ phần hóa (CPH) đúng theo kế hoạch.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá theo lô cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) do Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sở hữu.
Với tình hiện nay, mục tiêu cổ phần hóa 128 doanh nghiệp không thể đạt được bởi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2020.
Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo chào bán cạnh tranh cả lô gần 18 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (UPCoM: AFX). Giá khởi điểm là 18,900 đồng/cp, gấp hơn 2 lần thị giá hiện tại.
Nếu không “thay máu” về quản trị, hoạt động của những doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa vẫn sẽ không có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là những doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ.