KSV bị xử phạt và truy thu thuế gần 88 tỷ đồng
Ngày 30/11/2023, Tổng Cục thuế ra quyết định xử phạt vi phạm thuế đối với Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (HNX: KSV).
Bài toán hạ tầng công nghệ của công ty chứng khoán trước thềm KRX
Nếu không kết nối được với hệ thống giao dịch mới, nhiều công ty chứng khoán sẽ phải đứng ngoài cuộc đua.
Nhiều năm về trước, giao dịch chứng khoán gắn liền với những phiếu đặt lệnh trực tiếp tại sàn hay những cuộc gọi cho môi giới. Theo thời gian, sự phát triển của công nghệ đã thay đổi hoạt động giao dịch chứng khoán. Các ứng dụng công nghệ trong giao dịch chứng khoán ngày càng rõ nét và đóng vai trò cốt yếu trong ngành đầu tư tài chính, giúp đơn giản hóa và giảm thời gian thực hiện các giao dịch.
Trên thế giới, ngành chứng khoán đang bám sát xu thế ngày càng dựa nhiều vào công nghệ để phục vụ khách hàng, vừa giúp khách hàng cảm thấy tiện lợi, nhanh chóng; qua đó có thể mở rộng quy mô khách hàng và thị trường ở mức không giới hạn. Ở phía công ty chứng khoán (CTCK), nền tảng công nghệ giúp tiết kiệm chi phí và quản trị rủi ro tốt hơn.
Hàng loạt tính năng mới, ứng dụng công nghệ tân tiến được ra mắt, giúp giao dịch chứng khoán dễ dàng, thuận tiện hơn. Tiến trình này đặt ra yêu cầu CTCK phải tham gia vào cuộc chạy đua về công nghệ, đặc biệt là yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT).
Tốc độ bắt nhịp công nghệ của khối CTCK ở giai đoạn hiện nay đang diễn ra rất nhanh. Các CTCK đang nỗ lực áp dụng các công nghệ mới nhất để tăng khả năng dự đoán thị trường, giúp khách hàng có được các thông tin hữu ích nhằm đưa ra quyết định đầu tư và nâng cao tính cạnh tranh trong ngành.
Nhìn về dài hạn, tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam vô cùng rõ rệt với tỷ lệ dân số được gọi là "vàng" - cơ cấu nhân khẩu học "cực tốt", nghĩa là với số liệu dân số khá lớn (hơn 100 triệu dân) cùng với tầng lớp dân số trong độ tuổi lao động chiếm tới gần 70%.
Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các CTCK là khá lớn khi hiện nay, trên thị trường có khoảng 80 CTCK, số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7.65 triệu tài khoản (tính đến cuối tháng 8/2023) song chỉ mới ở mức hơn 7% tổng dân số.
Nhà đầu tư là người hưởng lợi từ tiến trình này. Chưa bao giờ nhà đầu tư lại có nhiều sự lựa chọn như hiện nay, khi không còn giới hạn về số lượng mở tài khoản. Với nhà đầu tư, cách lựa chọn mở tài khoản dựa trên nhiều yếu tố, từ thân quen, được hỗ trợ phí, lãi margin hay phí giao dịch... thì tiện ích giao dịch là yếu tố rất quan trọng để lựa chọn.
Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, hệ thống CNTT trở thành một trong những thế mạnh cạnh tranh giữa CTCK. Dựa vào hệ thống hạ tầng, CTCK có thể cung cấp các sản phẩm vượt trội, độc đáo hơn các công ty khác nhằm hút khách hàng.
Hiện nay, một bài toán khác được đặt ra với khối CTCK: Hệ thống KRX sắp đi vào hoạt động, dự kiến cuối năm 2023.
Các CTCK chộn rộn trước công văn của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) ban hành ngày 12/09 về việc kiểm thử hệ thống công nghệ thông tin KRX (lần 2). Theo đó, VNX yêu cầu các công ty tiếp tục chủ động rà soát, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, nhân sự, đảm bảo hệ thống CNTT của công ty đáp ứng các yêu cầu của HOSE, HNX; kết nối được với hệ thống KRX và thực hiện đầy đủ các chức năng, tương thích với hệ thống KRX khi hệ thống này được đưa vào vận hành.
Trường hợp hệ thống CNTT của công ty không kết nối được với hệ thống KRX, sẽ không đáp ứng điều kiện làm thành viên của VNX, thuộc trường hợp bị hủy tư cách thành viên và công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty.
Như vậy, khi KRX đi vào hoạt động, CTCK nào không đáp ứng được, sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi và bị khách hàng rời bỏ. Nhà đầu tư hiện có vô số lựa chọn để mở tài khoản và để tài sản ở những CTCK uy tín.
Việc KRX đi vào vận hành đang trở thành áp lực đối với các CTCK. Các công ty phải gấp rút kiểm thử để có thể kết nối với hệ thống mới. Trong trường hợp hệ thống hiện tại không tương thích, CTCK phải chịu rơi vào quãng nghỉ cho tới khi nâng cấp hệ thống đáp ứng yêu cầu kết nối với KRX.
Chí Kiên
Ngày 30/11/2023, Tổng Cục thuế ra quyết định xử phạt vi phạm thuế đối với Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (HNX: KSV).
CTCP Phát triển Hàng Hải (Vimadeco, HNX: VMS) sắp trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% (tương đương 1 cổ phiếu được nhận 1,000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là 08/12, thời gian trả dự kiến ngày 22/12.
CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2, HOSE: TV2) thông báo chốt quyền trả cổ tức năm 2022 bằng tiền. Trong đó, công ty mẹ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nhận được 35 tỷ đồng trong đợt chi trả này.
CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (UPCoM: SPH) vừa nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục thuế TP Hà Nội. Tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế lên tới hơn 1.4 tỷ đồng.
Trở lại với thị trường Tết Giáp Thìn, Tường An (OTC: TAC) tiếp tục chủ động triển khai sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết. Công ty cũng tiến hành loạt cải tiến, nâng cao chất lượng, bao bì sản phẩm, đồng thời tận dụng hệ thống bán hàng, kết hợp kênh B2B và kênh thương mại điện tử, mua sắm giải trí E2E.
CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD4 (UPCoM: HU4) thông báo chốt quyền trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/12/2023.
Nếu như những năm trước đây nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) gốc quốc doanh thường phải chia cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của cổ đông là Nhà nước, trong khi nhóm NHTM tư nhân thường tận dụng cơ hội thị trường chứng khoán thuận lợi, cũng như hòa theo định hướng của cơ quan quản lý để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ, giờ đây dường như đang có sự đảo ngược…
Quý 3/2023, nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh khởi sắc, thậm chí bùng nổ lợi nhuận. Trái lại, vẫn còn không ít doanh nghiệp bế tắc, chưa tìm được lối ra.
Trong báo cáo phân tích gần đây, Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) có thể duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận ở mức hai chữ số trong hai năm tới 2024 - 2025.
Thống kê từ các báo cáo phát hành của doanh nghiệp lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong tháng 11, ghi nhận 32 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ từ 15 doanh nghiệp. Tổng giá trị huy động 28,267 tỷ đồng, tăng 1,111 tỷ đồng so với tháng 10, tương ứng tăng 4%.
Vietjet (HOSE: VJC) và Novus Aviation Capital, công ty quản lý vốn và tài chính tàu bay hàng đầu thế giới có trụ sở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), vừa ký kết thoả thuận thành lập liên doanh tài chính tàu bay và hợp tác cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) tại Việt Nam, thông qua công ty con SAF One.
Theo CQĐT, đại gia Dương Tấn Trước, TGĐ Công ty Tường Việt đã giúp sức, đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi tham ô tài sản, chiếm đoạt hơn 4.752 tỷ đồng.