Doanh nghiệp chế biến nông sản gặp khó về thị trường
Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua...
Bất ngờ về các đề nghị bồi thường thiệt hại vụ án Ethanol tại Phú Thọ
Trong khi các bị cáo trong vụ án xin được giảm án, miễn trách nhiệm dân sự thì người có quyền lợi liên quan đề nghị xin được bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh.
Ông Kiều Đào Lâm đề nghị để Công ty TNHH đầu tư Mai Phương bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh. Đình Trường
|
Ngày 27.9, TAND cấp cao tại Hà Nội đã xem xét đơn kháng cáo của 6 bị cáo và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Vũ Thanh Hà, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ mức án 6 năm 6 tháng tù và miễn trách nhiệm dân sự đối với số tiền bồi thường 100 tỉ đồng mà trước đó toà sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo này.
Bị cáo Hà cho rằng bản thân không được chủ động lựa chọn tìm kiếm nhà thầu và bắt buộc phải thực hiện theo chỉ đạo từ lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Theo bị cáo, việc PVB bị thiệt hại do nguyên nhân chủ quan là quá trình triển khai dự án có sai phạm của chủ đầu tư, nhà thầu PVC, nhưng có nguyên nhân khách quan do biến động của thị trường thế giới, và đây là nguyên nhân chính dẫn đến dự án bị dừng lại.
Tương tự, bị cáo Phạm Xuân Diệu, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm hình phạt cho mình. Theo lời bị cáo Diệu, mức án mà cấp sơ thẩm tuyên với bị cáo là quá nặng. Ngoài ra, bị cáo Diệu cũng xin tòa phúc thẩm xem xét vấn đề trách nhiệm dân sự cho mình, vì cho rằng bị cáo chỉ là người thực hiện triển khai các ý kiến của cấp trên, không tự ra nghị quyết được.
4 bị cáo còn lại hiện đã chấp hành hết thời hạn án tù đều kháng cáo xin miễn trách nhiệm dân sự với lý do phạm tội lần đầu, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, và không được hưởng lợi.
Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Mai Phương đề nghị để công ty bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh
Đáng chú ý, tại phiên tòa, ông Kiều Đào Lâm, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Mai Phương (Công ty Mai Phương) - người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, đã đề nghị để Công ty Mai Phương đứng ra bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh đối với khoản tiền gây thiệt hại hơn 13 tỉ đồng cho PVC, đồng thời đề nghị tòa tuyên trả lại cho Công ty Mai Phương Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với lô đất 3.400 m2 tại Tam Đảo.
Theo ông Lâm, trong vụ án này, PVC thiệt hại hơn 13 tỉ đồng và chỉ yêu cầu bị cáo Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Văn Hồng liên đới bồi thường cho PVC số tiền này, nhưng tòa cấp sơ thẩm lại tuyên án thu toàn bộ mảnh đất trên (công ty ông Lâm đã nhận chuyển nhượng 45 tỉ đồng) là gây thiệt thòi cho doanh nghiệp.
“Chúng tôi tha thiết đề nghị HĐXX phúc thẩm ghi nhận sự tự nguyện này của chúng tôi, đồng thời đề nghị HĐXX tuyên trả lại mảnh đất trên cho công ty chúng tôi, nhằm đảm bảo quyền lợi của người thứ ba ngay tình theo quy định của pháp luật. Nếu được HĐXX chấp thuận, chúng tôi sẽ thu xếp nộp ngay số tiền hơn 13 tỉ đồng cho PVC để công ty có thể tiếp tục duy trì hoạt động. Việc thanh toán khoản tiền này công ty chúng tôi sẽ tự giải quyết với bà Nga ở một vụ án dân sự khác", ông Lâm trình bày.
Khi HĐXX hỏi, đại diện Công ty Mai Phương xác nhận nếu được HĐXX đồng ý, công ty sẽ nộp khoản tiền bồi thường thiệt hại 13 tỉ đồng ngay trong quá trình diễn ra phiên tòa này, đồng thời đề nghị tòa tạm dừng phiên xử để Công ty Mai Phương nộp khoản tiền khắc phục như đã nêu.
Khu đất 3.400 m2 tại H.Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) là khu biệt thự do Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) bàn bạc với Đỗ Văn Hồng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và xây lắp dầu khí Kinh Bắc - PVC Kinh Bắc) mua bằng tiền tạm ứng trái quy định của PVC năm 2010, gây thiệt hại cho PVC hơn 13 tỉ đồng.
Sau đó, năm 2011, ông Thanh chỉ đạo ông Hồng bán lại cho Công ty Mai Phương (khi đó do ông Trịnh Xuân Giới, bố Trịnh Xuân Thanh đứng tên chủ sở hữu) với giá 23,8 tỉ đồng (nhưng ông Thanh chỉ thanh toán 20,8 tỉ đồng, còn 3 tỉ đồng không trả).
Năm 2015, ông Giới bán lại Công ty Mai Phương cho bà Trần Dương Nga (vợ ông Thanh). Đến năm 2016, bà Nga làm thủ tục chuyển nhượng Công ty Mai Phương cho ông Kiều Đào Lâm (ở Vĩnh Phúc) với giá 45 tỉ đồng, trong đó có lô đất 3.400 m2 tại Tam Đảo (gọi tắt là lô đất).
Tại bản án sơ thẩm tuyên ngày 15.3.2021, TAND TP.Hà Nội đã tuyên trả lại cho PVC quyền sử dụng lô đất nói trên; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xác nhận quyền sử dụng đất cho PVC. Đồng thời, tiếp tục thu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này (đứng tên chủ sở hữu là Công ty Mai Phương) hiện lưu trong hồ sơ vụ án.
Cũng theo bản án sơ thẩm, trong quá trình triển khai dự án Ethanol Phú Thọ do PVB làm chủ đầu tư, ông Đinh La Thăng biết PVC không có năng lực kinh nghiệm nhưng vẫn chỉ đạo thuộc cấp giao dự án này cho PVC thực hiện. Từ tháng 3.2013, PVC đơn phương dừng thi công dự án khi chưa có hạng mục nào hoàn thành và nêu lý do gặp khó khăn về tài chính, chưa có kinh nghiệm...
Những việc làm của các bị cáo trong vụ án đã khiến PVB thiệt hại hơn 543 tỉ đồng. Ngoài mức án cho các bị cáo, tòa cấp sơ thẩm yêu cầu ông Đinh La Thăng bồi thường 200 tỉ đồng, Trịnh Xuân Thanh bồi thường hơn 143 tỉ đồng, Vũ Thanh Hà bồi thường 100 tỉ đồng.
Sau phiên xét xử sơ thẩm, các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 2 người khác không kháng cáo.
|
Thái Sơn
Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua...
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), sau khi các thị trường bắt đầu mở cửa trở lại, lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bắt đầu tăng nhanh. Tính đến tháng 6, Việt Nam có khoảng 51.677 người lao động làm việc nước ngoài (đạt khoảng gần 60% kế hoạch).
Chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn với tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Quốc hội châu Âu (EU) thảo luận.
Ngày 2/7, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 198 văn bản pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt 9,12% kế hoạch vốn được giao, trong đó, các Bộ ngành đạt 16,12%, các địa phương đạt 5,38%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội vừa cho biết, hiện có một số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đang bị chậm tiến độ vì “bão giá” vật tư.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần khôi phục, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục sôi động là những yếu tố tích tác động tích cực đến ngành cảng biển.
Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho biết phải đóng cửa chi nhánh nhằm hạn chế thấp nhất các chi phí, tổn thất về tài chính và dồn tiền trả cho nhà đầu tư trái phiếu.
Một trong những điểm tích cực của thị trường sau đại dịch Covid-19 đó là các doanh nghiệp đã có một quãng thời gian để nhìn lại mô hình kinh doanh của mình. Việc số hóa hệ thống đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để giúp hệ thống vận hành hiệu quả hơn, qua đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư. Tuy nhiên, để số hóa thành công thì doanh nghiệp cần tránh lập lại những sai lầm căn bản được đúc kết dưới đây.
Thông tin trên được đại diện Hiệp hội Công nghệ hỗ trợ Việt Nam (VASI) tiết lộ tại Hội nghị về tình hình sản xuất và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371.17 tỷ USD, tăng 16.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17.3%; nhập khẩu tăng 15.5%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD.