Truy tố cựu Chủ tịch và cựu Tổng giám đốc Cienco1
Viện KSND tối cao truy tố cựu Chủ tịch HĐTV và cựu Tổng giám đốc Cienco1 với cáo buộc sai phạm liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
Bộ Tài chính ra hướng dẫn về việc bán cổ phần lần đầu và quản lý tiền thu từ cổ phần hóa
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 32/2021/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần.
![]() Ảnh minh họa
|
Thông tư quy định đối tượng mua cổ phần gồm:
1. Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP là các tổ chức, cá nhân, bao gồm cả người lao động và người quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Các đối tượng theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ- CP, khoản 21 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.
4.Tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP. Tổ chức công đoàn ủy quyền cho người có thẩm quyền của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mua cổ phần.
Giá bán cổ phần lần đầu
Về giá bán cổ phần lần đầu, Thông tư quy định: Giá bán cổ phần cho các nhà đầu tư qua đấu giá là giá nhà đầu tư đặt mua tại cuộc đấu giá và được xác định là trúng đấu giá theo kết quả đấu giá quy định. Trường hợp bán cổ phần theo hình thức bảo lãnh phát hành thì giá bảo lãnh phát hành không thấp hơn giá khởi điểm được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.
Giá bán cổ phần ưu đãi cho các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP như sau:
Giá bán cổ phần cho đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được xác định bằng 60% giá trị một cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).
Giá bán cổ phần cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.
Giá bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa bằng mệnh giá (10,000 đồng/cổ phần).
Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược như sau: Trường hợp đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược thì giá bán là giá đặt mua được xác định là trúng đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư có giá đặt mua từ cao xuống thấp cho đủ số lượng cổ phần bán ra của cuộc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược và không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai ra công chúng.
Trường hợp cuộc đấu giá công khai ra công chúng không thành công thì giá bán cho nhà đầu tư chiến lược không thấp hơn giá khởi điểm của cuộc đấu giá công khai ra công chúng.
Trường hợp cuộc đấu giá công khai ra công chúng chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần thì giá bán cho nhà đầu tư chiến lược không thấp hơn giá đã thỏa thuận với nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của cuộc đấu giá công khai ra công chúng.
Thông tư 32 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.
Nhật Quang
Viện KSND tối cao truy tố cựu Chủ tịch HĐTV và cựu Tổng giám đốc Cienco1 với cáo buộc sai phạm liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
Theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ tổ chức đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (VEIC).
Ngày 03/01, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ đấu giá hơn 3.4 triệu cp của CTCP Ắc quy Tia Sáng (HNX: TSB). Giá khởi điểm là 39,200 đồng/cp.
Là một doanh nghiệp thành lập tại Singapore, VinFast Trading & Investment Pte. Ltd. sở hữu loạt công ty con trong hệ sinh thái VinFast, trong đó phải kể đến công ty nòng cốt sản xuất xe hơi tại Việt Nam và hàng loạt nước trên thế giới.
VinFast dự kiến niêm yết cổ phiếu phổ thông trên sàn Nasdaq Global Select Market với mã VFS.
Giai đoạn 2022 - 2025 sẽ thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thoái vốn tại 141 doanh nghiệp; giữ nguyên phần vốn nhà nước tại 126 doanh nghiệp.
"Sau khi phòng thủ thành công trước những gã khổng lồ tại “sân nhà” với thị trường gần 100 triệu dân, Vinagame đã chuyển sang chế độ tấn công", - trích Bloomberg.
Trong giai đoạn 2022- 2025 sẽ thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp và thực hiện thoái vốn 141 doanh nghiệp.
Ngày 21/11/2022, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã bán đấu giá trọn lô cổ phần để thoái vốn sở hữu tại CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID).
VinFast – hãng xe điện đang lên ở Việt Nam – đang cân nhắc thực hiện chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ ngay trong tháng 1/2023, dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg.
SCIC chào bán cạnh tranh trọn lô cổ phần đang sở hữu tại VIID với giá khởi điểm 390.5 tỷ đồng. Kết thúc thời gian đăng ký, có 2 nhà đầu tư cá nhân trong nước tham gia đợt thoái vốn này.
Ngày 29/9, tại cuộc họp báo Họp báo thường kỳ quý III/2022, Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng qua, các đơn vị tiếp tục triển khai cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt.