Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đối mặt với khó khăn
Quý I/2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu sẽ tiếp tục đối mặt với sự co giảm của thị trường.
Bộ Xây dựng: Năm 2023, các doanh nghiệp xi măng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về cung cầu
Năm 2023 đối với các doanh nghiệp xi măng được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp này cần phải theo dõi sát diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định; đặc biệt phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.
![]() Các doanh nghiệp xi măng cần chủ động bám sát diễn biến thị trường để điều chỉnh sản xuất
|
Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành trong năm 2023 khoảng 100-105 triệu tấn (dự kiến tăng 7-10% so với năm 2022). Trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 60-65 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 35-40 triệu tấn.
Thực tế diễn biến thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xi măng cho thấy, trong năm 2022 và dự báo cả trong năm 2023 các doanh nghiệp xi măng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như dư cung cao, cung vượt cầu.
Doanh nghiệp xi măng đang trông chờ tín hiệu từ sự phục hồi và phát triển thị trường bất động sản với một loạt giải pháp đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập trung thực hiện nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.
Đối với thị trường xuất khẩu, dự báo trong năm 2023, với tình hình thế giới diễn biến phức tạp bởi dịch bệnh và xung đột Nga-Ukraine, có thể sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước và ảnh hưởng thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu xi măng.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng yếu đi tại Trung Quốc, xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang thị trường này giảm đáng kể.
Cùng với đó, các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, áp dụng hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận chuyển cao gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang triển khai các giải pháp cụ thể để bình ổn thị trường xi măng, tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Đẩy mạnh việc tận dụng phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất xi măng; kết hợp nghiên cứu phát triển các loại xi măng bền sulfat phục vụ xây dựng dự án, công trình ven biển, hải đảo.
Bộ Xây dựng khuyến cáo các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định. Đặc biệt phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước sẽ có chính sách phù hợp để điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu (như điện, than, xăng, dầu) là đầu vào của ngành sản xuất xi măng.
Thời gian tới, toàn ngành xi măng phấn đấu giảm chi phí sản xuất, lưu thông để giảm giá bán, bình ổn, cân đối cung cầu và kiềm chế tốc độ tăng giá trong năm 2023.
Nhật Quang
Quý I/2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu sẽ tiếp tục đối mặt với sự co giảm của thị trường.
Theo thống kê, hàng không là lĩnh vực ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng gần 100% so với năm 2022, tiếp đến là vận tải khách đường biển tăng 109%, đường sắt tăng hơn 180%, đường bộ tăng hơn 26%, đường thủy tăng hơn 48%.
Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, năm 2022 EVN lỗ chủ yếu do chi phí điện đầu vào cao, nhiều phát sinh tăng lên. Ngoài ra, giá điện cũng chưa được điều chỉnh trong 4 năm qua.
Đại diện Công ty Gibson cho biết dự kiến sẽ cùng với một số khách hàng trong lĩnh vực ô tô điện, pin lithium và công nghiệp sạch có chuyến thăm và làm việc với Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Theo Báo cáo của Cục Thống kê TPHCM, tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố quý 1 năm 2023 ước thực hiện 69,679.7 tỷ đồng, tăng 4.4% so với cùng kỳ.
Liên quan đến những vướng mắc trong đàm phán giá điện các dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Công Thương nêu loạt vướng mắc cần gỡ khó do không có hướng dẫn từ Bộ này.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, do chi phí đầu vào liên tục tăng cao trong cả năm 2022, tỷ giá biến động mạnh và hơn 4 năm liên tiếp không được điều chỉnh giá bán lẻ điện, hiện mỗi kWh điện bán ra, tập đoàn bị lỗ 197 đồng, tương ứng mức lỗ 10,57%.
Các ngân hàng lớn của Nhật Bản sẽ đồng tài trợ hạn mức tín dụng trị giá 300 triệu USD cho các công ty năng lượng tái tạo tại Việt Nam để giúp Việt Nam giảm khí thải carbon.
Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm khiến cho giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý 1 năm 2023 giảm 0.82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0.37%.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 58.49 tỷ USD, tăng 18.6% so với tháng trước và giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 1 năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154.27 tỷ USD, giảm 13.3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11.9%; nhập khẩu giảm 14.7%.
Không chỉ vốn đăng ký giảm, mà vốn giải ngân cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thiếu vắng các dự án quy mô lớn chính là nguyên nhân.
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát hình sự và Công an 32 địa phương đã khởi tố 64 vụ án, 506 bị can với 7 tội danh liên quan đến sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm.