Đầu năm, theo chân nhà đầu tư săn bất động sản "ngộp" ở Đồng Nai
Đi săn hàng ngộp không nên chỉ chăm chăm vào mức giá bán. Thực tế, lô đất có giá hạ sâu so với giá thị trường chung nhiều khả năng có vấn đề.
Chiều ngày 8/12, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét có thể bổ sung nội dung giải quyết một số khó khăn cấp bách của thị trường bất động sản tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ hai.
Doanh nghiệp "chịu đau" để tồn tại
Chủ tịch HoREA - ông Lê Hoàng Châu cho biết: “Hiện nay, thị trường bất động sản đang rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền; thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, thiếu nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, thừa nhà ở cao cấp; giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên khó tạo lập được nhà ở”.
Theo ông Châu, vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.
Do thị trường bất động sản đang rất khó khăn nên một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, công trình; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO…), mà điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đã phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (thậm chí có Tập đoàn giảm đến trên dưới 50% lực lượng lao động) tác động đến vấn đề an sinh xã hội, tác động đến nhiều hộ gia đình, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống của nhiều người lao động, công nhân xây lắp, nhân viên môi giới, nhất là đang cận kề Tết Quý Mão 2023.
Bên cạnh đó, ông Châu cho biết, do “tắc” nguồn vốn tín dụng, “tắc” nguồn vốn trái phiếu, “tắc” cả nguồn vốn huy động từ khách hàng nên một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản “đói vốn” nên phải vay vốn ngoài xã hội (tín dụng đen) với lãi suất rất cao, đầy rủi ro hoặc phải bán bớt tài sản, chuyển nhượng dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40-50% giá hợp đồng) tạo ra cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ hơn, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro do đây là sản phẩm hình thành trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng dự án với giá hời có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh có cơ hội thâu tóm các dự án tốt, các thương hiệu mạnh, có thể làm giảm lợi thế của các doanh nghiệp trong nước đang thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.
Gỡ khó cho thị trường
Để khai thông hoạt động chuyển nhượng, sáp nhập dự án bất động sản, nhà ở (M&A) và để xử lý các dự án bất động sản, nhà ở bị “đắp chiếu” do chủ đầu tư yếu kém về năng lực, HoREA đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ hai xem xét, cho phép các doanh nghiệp bất động sản chuyển nhượng dự án bất động sản được áp dụng Điều 10 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội khóa 14 “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” cho phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi dự án đã “có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng/căn, bởi lẽ trong các năm qua hầu hết người mua nhà ở xã hội đã phải vay với lãi suất thương mại 9-10%/năm.
Về giải pháp trung hạn, dài hạn, Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tập trung nỗ lực thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW với mục tiêu cụ thể, đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Đi săn hàng ngộp không nên chỉ chăm chăm vào mức giá bán. Thực tế, lô đất có giá hạ sâu so với giá thị trường chung nhiều khả năng có vấn đề.
Nói về câu chuyện thị trường bất động sản hiện tại, ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing nhận định: “Quý 1 và quý 2 là thời điểm vàng để những nhà đầu tư có sẵn nguồn tiền tìm mua được sản phẩm tốt ở vùng giá tốt nhất. Thị trường trong nguy luôn có cơ cho những ai khôn ngoan và can đảm”.
Ngày hôm nay 7/2, Bộ Xây dựng chủ trì cuộc họp về tín dụng cho bất động sản. Cuộc họp này nhằm chuẩn bị trước cho Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào sáng ngày mai 8/2.
HoREA nhận thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang rất nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để kéo giảm giá nhà ở. Do vậy, HoREA cho rằng nên cần thiết xem xét bỏ quy định bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai để góp phần kéo giảm giá bán nhà ở, có lợi cho người mua nhà.
Nhà ở xã hội là một trong những phân khúc được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường địa ốc 2023. Ngay từ năm 2022, nhiều doanh nghiệp địa ốc tuyên bố sẽ lấn sân vào phân khúc này. Nhưng, đến hiện tại, khó khăn và thách thức trong bài toán xây dựng nhà ở xã hội vẫn còn trở thành trở ngại lớn cho doanh nghiệp.
Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám Đốc, Savills Việt Nam cho rằng, với những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu đang dịu lại, các nhà đầu tư không nên vội vã rút khỏi thị trường.
Hiện những người có nhu cầu vay mua nhà để ở dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn hơn so với thời điểm vào giữa năm ngoái.
Nhà đầu tư trúng đấu giá đất và tài sản trên đất khu vực Khách sạn Đăk Bla, Nhà hàng Ngọc Linh tại TP. Kon Tum để xây dựng Trung tâm Thương mại, dịch vụ, văn phòng được xác định là CTCP Vạn Lợi Kon Tum với số tiền trúng đấu giá 92,418 tỷ đồng.
Dự án Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát sẽ được nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết trên khu đất hơn 8 ha.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, đồng bộ; năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản chưa được sàng lọc tốt; thông tin thị trường chưa thông suốt dẫn đến việc chủ đầu tư lách luật huy động vốn.
Mặc dù có thu nhập cao nhưng nhiều gia đình tại Hà Nội vẫn chuộng đi thuê nhà, bắt nguồn từ nhu cầu hưởng thụ cuộc sống, liên tục thay đổi không gian.
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh tập trung triển khai các vấn đề về hạ tầng.