Doanh nghiệp chế biến nông sản gặp khó về thị trường
Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua...
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 3 giảm 3.5% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp trong quý 3/2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý 3/2021 giảm 3.5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4.45% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 4.45% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 6.29%; quý 2 tăng 11.18%; quý 3 giảm 3.5%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6.05% (quý 1 tăng 8.9%; quý 2 tăng 13.35%; quý 3 giảm 3.24%); ngành khai khoáng giảm 7.17% do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 17.6%.
Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 28.4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7.7%; sản xuất trang phục tăng 4.8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4.5% sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 3.4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 2%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12.4%; sản xuất đồ uống giảm 4.2%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 2.2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 1.9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 1.1%.
Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2021so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19: Thành phố Hồ Chí Minh giảm 12.9% do sản xuất trang phục giảm 25.8%; dệt giảm 17.2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 16%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 7.8%. Bến Tre giảm 11.2% do ngành dệt giảm 25.2%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 18%; sản xuất trang phục giảm 15.3%; sản xuất xe có động cơ giảm 13%. Đồng Tháp giảm 9.9% do sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 37.7%; sản xuất trang phục giảm 1.4%; sản xuất sản chế biến thực phẩm giảm 9.6%. Cần Thơ giảm 9.8% do sản xuất trang phục giảm 33.2%; sản xuất đồ uống giảm 22.9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 25.1%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 9.5%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 6.7%. Khánh Hòa giảm 9.5% do sản xuất trang phục giảm 17.1%; sản xuất đồ uống giảm 15.3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 19.5%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 29.7%. Trà Vinh giảm 7.3% do sản xuất phân phối điện, khi đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 7.1%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 8.8%; sản xuất thiết bị điện giảm 14.3%. Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 5.3% do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12.5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) giảm 6%. Vĩnh Long giảm 4.5% do sản xuất đồ uống giảm 12.2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 18.3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 14.1%.
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng: Ninh Thuận tăng 32.6% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13.6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 58.5%; dệt tăng 6%. Đắk Lắk tăng 25% do sản xuất giường, tủ, bàn ghế gấp 2.3 lần; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 76.9%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 60.1%. Hải Phòng tăng 19.7% do sản xuất trang phục tăng 54.7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 15.5%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 21.7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 17.5%. Nghệ An tăng 18.3% do sản xuất trang phục tăng 43.2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 55.6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 22%. Gia Lai tăng 17.4% do sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 30%; sản xuất xe có động cơ tăng 26%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8.9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế) tăng 2.3%. Hà Tĩnh tăng 16.6% do sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 16.5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 13.7%. Thanh Hóa tăng 15.3% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 37.7%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 22.6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 10.6%; sản xuất trang phục tăng 15.1%. Quảng Ngãi tăng 14.9% do sản xuất kim loại tăng 86.1%; dệt tăng 45.2%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 22.9%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 17.1%. Hà Nam tăng 14.4% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 14.7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 16.5%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 17.2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15.8%. Bình Phước tăng 14% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 29.3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 11.2%; sản xuất trang phục tăng 6.9%; dệt tăng 5.2%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 9 tháng năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại tăng 43.6%; thép cán tăng 43.3%; ô tô tăng 18.6%; xăng dầu các loại tăng 16.1%; khí hóa lỏng LPG tăng 15.7%; sắt, thép thô tăng 12.4%; sữa bột tăng 10.3%; giày, dép da tăng 9.4%; phân hỗn hợp NPK tăng 9.2%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Tivi các loại giảm 35.9%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 17.6%; thủy hải sản chế biến giảm 8.8%; bia các loại giảm 8.7%; đường kính giảm 8.3%; thức ăn cho thủy sản giảm 7.2%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2021 tăng 12.4% so với tháng trước và giảm 11.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2021 tăng 3.5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 28,2% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 24.3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2021 là 81.1% (cùng kỳ năm trước là 75.6%).
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2021 tăng 1.5% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 13.9% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi và giảm 5.8%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1.4% và giảm 16.1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.8% và giảm 14.2%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0.2% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2.6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1.7% và giảm 14.9%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0.1% và tăng 1.9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0.2% và giảm 2.3%.
Nhật Quang
Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua...
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), sau khi các thị trường bắt đầu mở cửa trở lại, lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bắt đầu tăng nhanh. Tính đến tháng 6, Việt Nam có khoảng 51.677 người lao động làm việc nước ngoài (đạt khoảng gần 60% kế hoạch).
Chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn với tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Quốc hội châu Âu (EU) thảo luận.
Ngày 2/7, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 198 văn bản pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt 9,12% kế hoạch vốn được giao, trong đó, các Bộ ngành đạt 16,12%, các địa phương đạt 5,38%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội vừa cho biết, hiện có một số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đang bị chậm tiến độ vì “bão giá” vật tư.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần khôi phục, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục sôi động là những yếu tố tích tác động tích cực đến ngành cảng biển.
Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho biết phải đóng cửa chi nhánh nhằm hạn chế thấp nhất các chi phí, tổn thất về tài chính và dồn tiền trả cho nhà đầu tư trái phiếu.
Một trong những điểm tích cực của thị trường sau đại dịch Covid-19 đó là các doanh nghiệp đã có một quãng thời gian để nhìn lại mô hình kinh doanh của mình. Việc số hóa hệ thống đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để giúp hệ thống vận hành hiệu quả hơn, qua đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư. Tuy nhiên, để số hóa thành công thì doanh nghiệp cần tránh lập lại những sai lầm căn bản được đúc kết dưới đây.
Thông tin trên được đại diện Hiệp hội Công nghệ hỗ trợ Việt Nam (VASI) tiết lộ tại Hội nghị về tình hình sản xuất và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371.17 tỷ USD, tăng 16.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17.3%; nhập khẩu tăng 15.5%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD.