CEO MB Lưu Trung Thái: 2023 sẽ là năm khó, mong muốn lớn nhất của tôi là kinh tế tăng trưởng ổn định
Tổng giám đốc MB cho rằng năm 2023 là năm khó. Khó từ nội tại chứ không còn là từ bên ngoài. Nhưng trong khó khăn cũng sẽ có những cơ hội…
Tiếp nối đà hồi phục của phiên giao dịch cuối tuần trước, VN-Index diễn biến tích cực ngay từ khi mở cửa hôm nay (28/11) với hàng loạt nhóm ngành nhuộm sắc xanh.
Đóng cửa, VN-Index tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm. VN30 tăng 36,85 điểm, trong đó có tới 7 mã tăng kịch trần.
Với nhóm cổ phiếu ngân hàng, có 26/27 mã tăng giá, trong đó 3 mã tăng kịch biên độ là TCB, SHB và LPB. Đây là phiên tăng giá thứ 4 liên tiếp của TCB với tổng mức tăng 12,5%. LPB thì tăng trần 2 phiên liên tiếp, tổng cộng 13,6%.
Hàng loạt cổ phiếu trên UPCoM tăng mạnh như BVB (11,1%), PGB (8,1%), ABB (8,1%), VAB (7,9%),...
Các cổ phiếu ngân hàng có vốn hoá lớn cũng đóng cửa với mức tăng ấn tượng, góp mặt vào top 10 cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index như VCB (4,9%), TCB (7%), MBB (6,2%), CTG (5,8%), VPB (3,9%).
Chỉ một cổ phiếu ngân hàng kết phiên trong sắc đỏ là BID. Sau khi tăng mạnh hơn 11% trong tuần trước, cổ phiếu này điều chỉnh giảm 1,3% trong hôm nay xuống 39.500 đồng/cp. BID vẫn đang được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, đánh dấu phiên mua ròng thứ 17 liên tiếp.
Đáng chú ý, bên cạnh giá tăng mạnh, thanh khoản toàn ngành cũng tăng vọt với giá trị khớp lệnh đạt tới hơn 2.800 tỷ đồng, trong khi mức bình quân của tuần trước chỉ 1.800 tỷ đồng/phiên. Trong đó, mã có thanh khoản tăng ấn tượng nhất là TPB khi có hơn 14 triệu cp này được khớp lệnh trong phiên 28/11, tương đương giá trị 262 tỷ đồng, gấp 3 lần mức bình quân các phiên giao dịch trong tuần trước. Theo đó, TPB lọt top 4 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất nhóm ngân hàng phiên hôm nay. Giá cổ phiếu TPB cũng diễn biến tích cực, tăng 3,4% lên 21.000 đồng/cp.
STB vẫn là cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản toàn ngành, với giá trị giao dịch khớp lệnh đạt gần 550 tỷ đồng. Ngoài ra, đây là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh thời gian gần đây, và trong phiên hôm nay tiếp tục mua ròng hơn 10 triệu đơn vị, giá trị 197 tỷ đồng.
Về phương thức thoả thuận, LPB có khối lượng giao dịch “khủng” với hơn 27 triệu cp được trao tay, giá trị hơn 300 tỷ đồng. Phiên giao dịch cuối tuần trước (25/11) cũng đã có hơn 27,7 triệu cp này được giao dịch theo phương thức thoả thuận, giá trị hơn 290 tỷ đồng.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty chứng khoán BSC cho rằng, cổ phiếu ngành ngân hàng đang có mức chiết khấu tương đối sâu so với giai đoạn lịch sử, trong khi đó, sức khoẻ tài chính của các nhà băng hiện nay vẫn tương đối tốt, do đó xứng đáng có mức định giá cao hơn so với thời điểm hiện tại.
Một cổ phiếu ngân hàng tăng hơn 11% tuần qua, thị giá lên 4xTổng giám đốc MB cho rằng năm 2023 là năm khó. Khó từ nội tại chứ không còn là từ bên ngoài. Nhưng trong khó khăn cũng sẽ có những cơ hội…
Cuộc họp gồm sự có mặt của các lãnh đạo NHNN, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng và Tổng Giám đốc các ngân hàng.
So với năm 2012, thu nhập bình quân cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống MB đã tăng gấp đôi từ 17,46 triệu đồng/người/tháng lên 35,21 triệu đồng/người/tháng. Riêng tại ngân hàng mẹ, thu nhập bình quân đã tăng 120%, từ 17,95 triệu đồng/người/tháng lên 39,57 triệu đồng/người/tháng.
Các cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn tăng mạnh trong hôm nay (6/2) đã giúp VNIndex đảo chiều tăng 12,14 điểm.
Chỉ sau 3 năm, VIB đã có thể vượt qua nhiều tên tuổi lâu năm để vào top dẫn đầu thị trường thẻ tín dụng. Ngân hàng này chiếm hơn 33% tổng chi tiêu thẻ Mastercard tại Việt Nam và thuộc Top đầu về tốc độ tăng trưởng, gấp 5 - 6 lần trung bình của Mastercard trên tất cả tiêu chí số lượng và chất lượng (theo Mastercard).
Cổ phiếu của ngành tiêu dùng và truyền thông Mỹ hay các công ty dầu mỏ và năng lượng tái tạo Châu Âu liệu có tiếp tục tăng? Các ngân hàng trung ương Úc và Ấn Độ sẽ quyết định chính sách như thế nào?
Trong tuần qua, hầu hết ngân hàng cũng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với nhiều con số đáng chú ý về lợi nhuận và tỷ lệ CASA.
So với đầu năm 2022, hiện 5 ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ CASA vẫn là MB, Techcombank, Vietcombank, MSB, ACB. Tuy nhiên, thứ hạng có sự xáo trộn mạnh.
Mặc dù 3 ông lớn BIDV, VietinBank và Vietcombank có khối lượng cho vay khách hàng lớn nhất, song đây lại không phải các nhà băng ghi nhận chỉ số này tăng trưởng nhanh nhất.
Nhìn chung, sắc đỏ chiếm chủ đạo trong diễn biến cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua (30/1-3/2/2022), ghi nhận có 19/27 mã giảm giá.
Trong năm 2022, Techcombank đã chi hơn 6.515 tỷ đồng để trả lương, phụ cấp và thu nhập khác cho nhân viên trên toàn hệ thống.
Tổng tài sản của BIDV, Vietcombank, VietinBank đã vượt mốc 5,7 triệu tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm trước, nhanh hơn so với mức tăng trưởng chung (19,24%) của toàn ngành.