Triển vọng đầu tư bất động sản khu Đông Hà Nội
Không chỉ tạo bước ngoặt cho giao thông thủ đô, 10 cây cầu vượt sông Hồng được Hà Nội quy hoạch tới năm 2030 hứa hẹn mở ra triển vọng tăng trưởng vượt bậc cho BĐS khu Đông Hà Nội.
Tại diễn đàn “Bất động sản Miền Trung 2022: Xu hướng phát triển và lựa chọn đầu tư” được tổ chức mới đây, PGS.TS. Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, miền Trung vốn có lợi thế du lịch và nhiều tỉnh thành khu vực này đang phát triển mạnh du lịch. Đợt dịch vừa qua đã làm khu vực miền Trung cũng chịu ảnh hưởng nặng nề dẫn tới hàng loạt dự án đứng im, không vận động.
“Trong vài tháng trở lại đây, cùng với sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ, khu vực miền Trung đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ. Chúng ta cũng đang có sự chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho bất động sản nơi đây, cùng với tài nguyên du lịch của miền Trung là vô đối sẽ góp phần tập trung cho sự phát triển của khu vực này trong những năm tới”, ông Thiên nói.
Nhận định về sự phát triển của miền Trung, ông Trần Đình Thiên cho rằng, để phát triển khu vực này thành công thì miền Trung nên có hướng đi khác với các tỉnh thành khác. Nếu như miền Bắc, miền Nam ưu tiên phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp thì miền Trung nên tận dụng những vẻ đẹp của thiên nhiên, lấy du lịch thành hướng mũi nhọn phát triển kinh tế.
Nói về thu hút đầu tư vào phát triển khu vực miền Trung, ông Trần Đình Thiên cho rằng: “Trong những ‘đại bàng’ đậu lại ở đây đã có những ‘đại bàng’ thành danh. Miền Trung sẽ là nơi các 'đại bàng’ thành danh có điều kiện phát triển tốt hơn bất cứ nơi nào hết. Từ quan sát của tôi, nhận thấy rằng dường như đang có một cuộc đổ bộ của các nhà đầu tư vào khu vực này, điều này sẽ tạo ra làn sóng đầu tư lớn trong tương lai".
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tại khu vực miền Trung, kinh tế biển, kinh tế du lịch sẽ trở thành hoạt động mũi nhọn trong tương lai, do vậy, các dự án bất động sản ở khu vực này phần lớn là phát triển về bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Cùng với đó là những dự án đô thị để phục vụ hệ thống hạ tầng, kinh tế du lịch ở các địa phương.
Theo ông Đính, trong xu hướng phát triển gần đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu xuất hiện rất nhiều tổ hợp du lịch lớn có quy mô, có nhiều chức năng đa dạng, thay thế cho những dự án nhỏ lẻ, những khách sạn hay những tòa condotel đơn độc trước đây.
Ngoài sự đa dạng về những sản phẩm như các đại đô thị du lịch ngoài Đà Nẵng, Nha Trang như đã nêu, thì hiện nay Quy Nhơn, Thanh Hóa, Bình Thuận cũng nổi lên những đại đô thị du lịch có chất lượng rất cao, thu hút đông đảo nhà đầu tư.
Nhận định về thị trường, ông Đính cho rằng, năm 2021, thị trường bất động sản đã có bùng nổ với nhiều trạng thái thăng, trầm, lúc nóng, lúc lạnh,... Thị trường hiện cũng đang trong trạng thái có nhiều cơn sốt đất và có hiện tượng bong bóng ở một số địa phương. Nhưng riêng dải đất miền Trung lại là vùng khá yên bình, không có những hiện tượng trên.
Ngay cả trong giai đoạn dịch COVID-19, thị trường bất động sản miền Trung vẫn có sự trỗi dậy ở phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt là những dự án có tính chất đại đô thị, thu hút các nhà đầu tư rất mạnh, đặc biệt là các nhà đầu tư ở Hà Nội và TP. HCM.
Ông Đính dẫn chứng, trong năm 2021, riêng khu vực miền Trung chiếm hơn 50% lượng cung của cả nước và tỷ lệ hấp thụ cũng đạt trên 50%.
"Như vậy có thể thấy, các nhà đầu tư đã có sự tin tưởng rất mạnh với thị trường bất động sản miền Trung. Chúng tôi cho rằng, trong năm 2022 tới đây, với những lợi thế chính sách, chủ trương của Chính phủ, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ đầu tư rất mạnh, kể cả các hoạt động đầu tư công.
Ngoài ra, các đại bàng cũng sẽ tăng tốc để tạo ra hệ thống hạ tầng tốt hơn, phục vụ cho ngành kinh tế du lịch ở khu vực miền Trung, nhằm khai thác tận dụng tốt nhất các lợi thế của vùng này.
Đáng chú ý, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ là bất động sản chủ đạo, nhất là những vùng có quy hoạch, có chiến lược. Cả kể những thị trường trầm lắng trong thời gian vừa qua như Đà Nẵng, Nha Trang chắc chắn trong năm 2022 sẽ hồi phục rất nhanh. Nhất là thị trường khánh Hòa, chúng tôi nhận thấy đang có những sự chuẩn bị, có sóng ngầm của các nhà đầu tư lớn", ông Đính nói.
Không chỉ tạo bước ngoặt cho giao thông thủ đô, 10 cây cầu vượt sông Hồng được Hà Nội quy hoạch tới năm 2030 hứa hẹn mở ra triển vọng tăng trưởng vượt bậc cho BĐS khu Đông Hà Nội.
Thời gian qua, việc kiểm soát tín dụng và lệnh siết phân lô tách thửa đất nông nghiệp,... đã khiến thị trường bất động sản chững lại, theo đó, Hà Nội cũng không phải ngoại lệ.
Tâm lý ngại ngần xuống tiền vào bất động sản xuất hiện. Mức độ quan tâm của người dân vào loại hình này đã sụt giảm. Nhưng để giá đất hạ thì thực trạng này khó xảy ra trong thời gian tới.
Dù chỉ vỏn vẹn 4 năm tuổi, MCD Việt Nam đã là chủ đầu tư (hoặc đề xuất thực hiện) nhiều dự án lớn trên cả nước, đặc biệt tại Quảng Trị.
Hiện tại, chủ đầu tư và đơn vị giải phóng mặt bằng tại vùng Nam Hội An vẫn gặp nhiều vướng mắc chưa thể hoàn thiện các khu tái định cư để giao đất cho dân.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đạt 1.232 tỉ USD, chiếm 22% tổng tài sản nền kinh tế vào năm 2030. Đây cũng chính là “thỏi nam châm” kích hoạt cuộc đua Proptech 2.0 vào thị trường bất động sản.
Thời gian qua, lãi suất ngân hàng cho vay ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, vì lẽ đó, nhiều người đã tranh thủ vay để mua nhà. Tuy nhiên, gần đây, lãi suất huy động của các ngân hàng đã bắt đầu tăng, nhiều người lo lắng khi hết thời gian ưu đãi.
Kiểm soát trái phiếu, siết tín dụng bất động sản, cùng với việc không mạnh tay xuống tiền vào đất đai của người dân khiến thị trường địa ốc rơi vào tình cảnh "đói vốn". Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho rằng siết tín dụng bất động sản ảnh hưởng ít nhất tới 2/3 số lượng người có nhu cầu mua nhà thực sự, giá nhà có thể bị đẩy lên cao, tác động trực tiếp đến an sinh xã hội. Do đó, nên có những quy định hợp lý, tránh những quy định tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định thị trường bất động sản
Mặc lợi suất cho thuê căn hộ chung cư trong 2 năm qua theo xu hướng giảm nhưng nhu cầu thuê đang ngày càng gia tăng nên kênh đầu tư căn hộ cho thuê vẫn là loại hình có thể cân nhắc trong giỏ đầu tư.
Các chuyên gia cho rằng, điều chỉnh quy hoạch, nắn quy hoạch theo các nhà đầu tư vì lợi ích nhóm còn nguy hiểm gấp nhiều lần việc “bảo kê” vi phạm trật tự xây dựng nhưng lại ít bị đụng đến. Do đó, cần phải hình sự hóa để xử lý tận gốc các nhóm lợi ích trong quy hoạch.
Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá, đấu thầu đất đai.