Đẩy mạnh khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn
Bộ Công Thương vừa ban hành chỉ thị về việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.
Dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành ở nhiều trang trại chăn nuôi của Trung Quốc được xem là một vấn đề đáng lo ngại mới giữa lúc nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang có nhiều dấu hiệu giảm tốc.
Theo trang CNN Money, từ đầu tháng 8, hàng chục nghìn con lợn ở Trung Quốc đã chết hoặc bị tiêu hủy sau khi nhà chức trách phát hiệu nhiều trường hợp nhiễm cúm lợn châu Phi. Truyền thông Trung Quốc nói rằng số lượng bị tiêu hủy đã lên đến 38.000 con.
Bệnh tả lợn châu Phi không ảnh hưởng đến con người, nhưng hầu như con lợn nào bị nhiễm cũng đều chết. Trận dịch này được dự báo có thể gây ra sự đảo lộn trong ngành công nghiệp sản xuất thịt lợn của Trung Quốc và gây thiệt hại cho nền kinh tế vốn dĩ đang đối mặt nhiều vấn đề của nước này.
"Ngành sản xuất thịt lợn của Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng tê liệt tạm thời", ông Loren Puette, Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường nông nghiệp ChinaAg có trụ sở ở Đài Loan, phát biểu.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO). Nước này tiêu thụ khoảng một nửa nguồn cung thịt lợn của thế giới, FAO cho hay.
Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề nông thôn Trung Quốc cho biết giá thịt lợn ở nước này đã tăng kể từ khi dịch cúm lợn châu Phi được phát hiện. Đến nay, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng hơn 7%.
Nhà phân tích Chenjun Pan thuộc Rabobank dự báo giá thịt lợn ở Trung Quốc có thể tăng cao hơn nếu dịch lan rộng. "Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn", bà Pan nhận xét về tốc độ lây lan của dịch. Nhà phân tích này nói rằng Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng "thiếu nguồn cung thịt lợn trong vài tháng tới".
Giá thịt lợn tăng mạnh có thể đẩy lạm phát ở Trung Quốc tăng vọt, buộc Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) phải thắt chặt chính sách tiền tệ trong lúc nền kinh tế đang giảm tốc.
Tình hình càng thêm phần phức tạp khi Trung Quốc đang ở trong một cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ. Trung Quốc đã áp thuế quan bổ sung 25% lên các sản phẩm thịt lợn Mỹ để trả đũa việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Theo chuyên gia Puette, việc áp thuế thịt lợn Mỹ khiến Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc tăng nhập khẩu thịt lợn để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung trong nước. Chưa kể, đồng Nhân dân tệ đang giảm giá so với USD cũng khiến việc nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn.
"Trung Quốc không thể dùng thịt lợn Mỹ để bù đắp cho sự suy giảm nguồn cung thịt nội địa", ông Puette phát biểu. Một số nguồn cung cấp thịt lợn khác, như Romania, cũng đang đối mặt với dịch cúm lợn châu Phi.
Dữ liệu cho thấy trận dịch chưa được kiểm soát và tiếp tục lan rộng. Ban đầu, dịch bùng lên ở tỉnh Liêu Ninh thuộc phía Bắc của Trung Quốc và giáp với Triều Tiên. Gần đây, dịch đã lan tới Giang Tô, nơi cách Liêu Ninh khoảng 1.700 km và gần với thủ phủ tài chính Thượng Hải.
Nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa thị trường lợn tại các tỉnh có dịch, đồng thời cấm di chuyển lợn ra khỏi các địa phương này.
Theo ông Puette, nguy hiểm nhất là khi virus lan từ khu vực bờ biển vào miền Trung của Trung Quốc, nơi giữ vai trò là trung tâm của ngành sản xuất thịt lợn nước này. Nếu điều đó xảy ra, ngành chăn nuôi lợn và nền kinh tế của Trung Quốc sẽ gặp rắc rối lớn hơn nhiều.
Bộ Công Thương vừa ban hành chỉ thị về việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.
Sân bay Vân Đồn hoạt động trở lại từ mai (3.3), sau khi tỉnh Quảng Ninh đã khống chế được các ổ dịch và giữ vững địa bàn an toàn trong hơn 20 ngày qua.
Theo Tổng cục QLTT, báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ không đưa ra các bằng chứng cụ thể về vi phạm pháp luật, chủ yếu dựa trên các thông tin đại chúng công khai.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,04 tỷ USD, chiếm 33,05% thị phần, Mỹ vượt qua Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt Nam xuất khẩu trong hai tháng đầu năm nay.
Tính từ ngày 16/1-15/2/2021, toàn ngành hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 967 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 258,67 tỷ đồng. Số thu ngân sách đạt 8,585 tỷ đồng, cơ quan hải quan khởi tố 2 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 6 vụ.
Chính biến ở Myanmar có thể buộc những nhà đầu tư có ý định rót vốn vào nước này phải thay đổi kế hoạch, chuyển vốn sang những thị trường thay thế, đặc biệt là Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến cuối tháng 2/2021, tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) đạt khoảng 5.3 tỷ USD và 324.9 ngàn tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án hạ tầng 2.34 tỷ USD và 152.4 ngàn tỷ đồng, bằng khoảng 46.2% tổng vốn đầu tư đã đăng ký.
Tiêu chí mới về chuẩn nghèo, từ chối bồi thường bảo hiểm với tái xế có cồn... là những quy định nổi bật từ tháng 3.
Mặc dù xuất khẩu cá tra đã phục hồi từ cuối năm 2020 nhưng ngành cá tra lại rơi vào trạng thái thiếu nguồn cung cục bộ.
Năm 2021 cắt giảm thực chất về quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảo đảm không để phát sinh quy định không cần thiết.
Trong tháng 1/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 657.35 triệu USD, tăng 78.57% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 598.07 triệu USD, tăng lần lượt 84.61% so với tháng 1/2020 và 56.51% so với tháng 12/2020.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) vẫn triển khai bình thường cho dù một đối tác đã rút khỏi liên danh đầu tư dự án.