THI muốn mua lại trước hạn 120 tỷ đồng trái phiếu
Ngày 07/02, HĐQT CTCP Thiết bị Điện (Thibidi, HOSE: THI) thông qua việc mua lại trước hạn một phần của lô trái phiếu THIH2126001, phát hành ngày 31/12/2021.
CTCP VNG đã công bố các tờ trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản với các nội dung chính là (1) phương án bán hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ và (2) miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT cũng như bầu lại thành viên HĐQT.
Theo đó, HĐQT VNG trình ĐHĐCĐ xem xét và thông qua phương án bán tối đa hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ VNG đang nắm giữ (chiếm 24,74% lượng cổ phiếu đang lưu hành). Mục đích của việc chào bán là để cơ cấu lại nguồn vốn, bổ sung vốn lưu động, vốn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh để tăng quy mô vốn hoạt động, mở rộng và phát triển thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài của công ty. Phương thức chào bán là chào bán riêng lẻ.
Bên cạnh đó, HĐQT VNG sẽ trình ĐHĐCĐ phê duyệt không phải chào mua công khai đối với nhà đầu tư dự kiến được mua cổ phiếu quỹ.
Theo phương án, VNG sẽ bán 7,1 triệu cổ phiếu quỹ cho CTCP Công nghệ BigV (có vốn điều lệ đã góp là 101 tỷ đồng) với giá bình quân mua vào là 177.881 đồng/cp, dự kiến thu về hơn 1.264 tỷ đồng.
Mức giá này chỉ bằng 1/10 so với mức giá 1,7 triệu đồng/cp mà Công ty quản lý quỹ Mirae Asset đã mua vào trong năm 2021. Trước đó, vào năm 2019, VNG cũng trực tiếp bán cổ phiếu quỹ cho Temasek với mức giá 1,86 triệu đồng/cp.
Xem thêm: Xuất hiện 1 giao dịch hé lộ mức định giá mới của kỳ lân VNG, hao hụt đáng kể so với đỉnh cao 2019
VNG cho biết sẽ dùng hơn 764 tỷ đồng để chi bản quyền phần mềm trò chơi còn 500 tỷ đồng là chi phí marketing. Thời gian thực hiện trong năm 2023 sau khi được ĐHĐCĐ thông qua và trong 90 ngày kể từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà ước có văn bản chấp thuận.
Hiện tại, CTCP Công nghệ BigV đang sở hữu hơn 1,6 triệu cổ phiếu của VNG, tương đương tỷ lệ sở hữu là 5,7% trên lượng cổ phiếu đang lưu hành (4,6% vốn điều lệ).
Nếu mua thành công toàn bộ số cổ phiếu quỹ của VNG, BigV sẽ nâng sở hữu lên 8,75 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 24,4% lượng cổ phiếu đang lưu hành và vốn điều lệ.
Do VNG bán cổ phiếu quỹ nên sau giao dịch, lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng từ 28,7 triệu lên 35,8 triệu cổ phiếu.
Được biết BigV mới trở thành cổ đông lớn của VNG vào ngày 24/11 - cùng ngày mà VNG Limited, pháp nhân có trụ sở tại Cayman mua vào toàn bộ số cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài để sở hữu 49% vốn điều lệ của VNG.
Thay đổi nhiều thành viên HĐQT
Ngoài ra, VNG cũng xin ý kiến cổ đông về việc miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT là ông Bryan Fredric Pelz, bà Byun Jung Won, và ông Vũ Việt Sơn; đồng thời bầu thành viên HĐQT thay thế cho nhiệm kỳ 2022 - 2025.
VNG dự kiến bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT, danh sách ứng cử viên bao gồm bà Christina Gaw, ông Edphawin Jetjirawat, ông Võ Sỹ Nhân và ông Nguyễn Lê Quốc Anh.
Bà Christina Gaw hiện đang là người điều hành chính của Gaw Capital Partners, giám đốc điều hành Pioneer Global Group, giám đốc không điều hành độc lập CLP Holdings Limited.
Ông Edphawin Jetjirawat là đồng sáng lập và đối tác công ty TNHH Koon Tree Holdings. Ông cũng từng đảm nhiệm chức vụ giám đốc điều hành của Temasek International Private Limited, Phó chủ tịch Lombard Investments Asia và cộng sự Merrill Lynch Phatra.
Ông Võ Sỹ Nhân đang là giám đốc điều hành EMPIRE CITY LLC và đồng sáng lập và giám đốc điều hành GAW NP CAPITAL.
Ông Nguyễn Lê Quốc Anh từng là Tổng giám đốc của Techcombank, Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư T-Mobile US, Phó Chủ tịch Wells Fargo.
Gác lại kế hoạch niêm yết trên sàn Mỹ, "kỳ lân" VNG làm ăn ra sao trước khi chốt danh sách cổ đông để chuẩn bị lên UPCoM?Ngày 07/02, HĐQT CTCP Thiết bị Điện (Thibidi, HOSE: THI) thông qua việc mua lại trước hạn một phần của lô trái phiếu THIH2126001, phát hành ngày 31/12/2021.
Hơn một năm từ khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ, kinh tế dần đi vào quỹ đạo ổn định, nhu cầu mua sắm và đi lại của người dân Việt Nam dần hồi phục. Được lợi từ xu hướng đó cùng với những hỗ trợ từ Chính phủ, bức tranh lợi nhuận của ngành ô tô trong năm 2022 đã tươi sáng hơn. Nhiều doanh nghiệp báo lãi ở mức kỷ lục trong lịch sử.
CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (HOSE: VPI) thông báo chốt quyền tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/02/2023.
CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (UPCoM: APF) thông báo 24/02 là ngày chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền.
Từ khi thành lập đến nay, các chuỗi này chưa có lãi trong năm nào.
Động thái đánh giá lại khoản đầu tư tại mã này không còn xa lạ với BCTC của CTS. Lần gần nhất, khoản đánh giá lại đã “cứu cánh” CTS khỏi sự sụt giảm mạnh là kỳ BCTC kết thúc ngày 30/6/2022.
CTCP Cát Lợi (HOSE: CLC) thông báo chốt quyền chi trả cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/02/2023.
Lãnh đạo các doanh nghiệp FLC, Louis Holdings, Trí Việt đã bị khởi tố trong năm 2022 với hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán".
Trong bối cảnh thị trường nói chung khó khăn, chỉ số của Ricons đáng ghi nhận. Cùng với các đơn vị khác trong hệ sinh thái mới của ông Nguyễn Bá Dương, cựu “tướng” Coteccons tuyên bố thu về 1 tỷ USD doanh số trong năm qua.
Tháng 1/2023, Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) sản xuất 392,000 tấn thép thô, tương đương 56% cùng kỳ 2022. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 402,000 tấn, giảm hơn 36% so với cùng kỳ và giảm 28% so với tháng trước.
Với lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính đều tăng trưởng, CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC, UPCoM: ABI) đã thoát lỗ, ghi nhận lợi nhuận ròng hơn 53 tỷ đồng trong quý 4/2022.
Sau hơn 2 năm đình trệ, CTCP Nafoods Group (HOSE: NAF) cuối cùng đã chốt phương án để sở hữu 99.9% vốn của CTCP Thực phẩm Nghệ An.