Quý thảm họa của cổ phiếu công nghệ
Trong quý II, cổ phiếu hàng loạt công ty công nghệ lớn như Tesla, Amazon và Microsoft đều trải qua đợt giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Dow Jones sụt 570 điểm, Nasdaq giảm 2.8% trong phiên tồi tệ nhất từ tháng 3/2021
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ Ba (28/9), với nhóm cổ phiếu công nghệ gây áp lực lên thị trường chung khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tiến gần mức đỉnh 3 tháng và các nhà lập pháp ở Washington tiếp tục bế tắc trong vấn đề ngân sách.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Nasdaq Composite rớt 2.83% xuống 14,546.68 điểm, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2021 và chỉ số S&P 500 lùi 2.04% xuống 4,352.63 điểm. Chỉ số Dow Jones mất 569.38 điểm (tương đương 1.63%) còn 34,299.99 điểm.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng nhanh vào ngày thứ Ba, có lúc tăng tới 1.567% khi nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thực hiện giảm nhịp độ kích thích mua trái phiếu khẩn cấp khi lạm phát tăng vọt. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, vốn đã dao động ở mức thấp 1.13% gần đây vào tháng 8, đảo chiều đáng kể lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2021 sau khi Fed báo hiệu vào tuần trước sẽ sớm siết mua trái phiếu hàng tháng trị giá 120 tỷ USD.
“Fed đang thay đổi quan điểm và do đó, nhà đầu tư cũng điều chỉnh lại vị thế”, Kathy Jones, Trưởng bộ phận chiến lược trái phiếu tại Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Schwab, cho biết.
Nhóm cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ vì lãi suất tăng nhanh khiến dòng tiền tương lai của các công ty này ít có giá trị hơn, và do đó làm các cổ phiếu phổ biến có vẻ bị định giá quá cao. Lãi suất cao cũng cản trở khả năng đầu tư cho tăng trưởng và mua lại cổ phiếu của những công ty công nghệ.
Cổ phiếu Facebook, Microsoft và Alphabet đều sụt hơn 3%, trong khi cổ phiếu Amazon giảm hơn 2%. Cổ phiếu công ty sản xuất con chip Nvidia rớt 4.5%.
Cũng gây áp lực lên tâm lý thị trường là cuộc khủng hoảng ngân sách ở Washington. Các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã chặn một dự luật được Hạ viện thông qua vào ngày 27/9 rằng sẽ tài trợ cho Chính phủ đến tháng 12 và gia hạn trần nợ cho đến tháng 12/2022.
Quốc hội Mỹ phải thông qua tài trợ chính phủ vào ngày thứ Sáu (01/10) để tránh việc đóng cửa, và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo Quốc hội trong một bức thư vào ngày thứ Ba rằng các nhà lập pháp cần nâng giới hạn nợ trước ngày 18/10 để tránh việc Chính phủ vỡ nợ. Kế hoạch chi tiêu khổng lồ cho cơ sở hạ tầng của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đối mặt với tương lai bất định.
Trong khi các cổ phiếu công nghệ kéo thị trường chung tụt dốc, các lĩnh vực gắn liền với việc tái mở cửa kinh tế có thành quả tốt hơn và nhóm cổ phiếu năng lượng tăng nhẹ. Cổ phiếu Ford tăng 1% sau khi thông báo kế hoạch xây dựng các cơ sở sản xuất mới ở Mỹ.
Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ đóng cửa gần mức đáy trong phiên khi đà sụt giảm của cổ phiếu công nghệ lớn dường như đánh bại các giao dịch theo kỳ vọng lạm phát (reflation trade).
Lo ngại về vấn đề chuỗi cung ứng và giá tiêu dùng tăng cao cũng có thể góp phần gây ra tình trạng biến động trên thị trường. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào ngày thứ Ba rằng lạm phát có thể kéo dài lâu hơn dự báo do các vấn đề về chuỗi cung cứng và áp lực tái mở cửa.
“Những tác động này mạnh hơn và kéo dài lâu hơn dự báo, nhưng chúng rồi sẽ thuyên giảm và lạm phát sẽ trở về mục tiêu dài hạn 2%”, ông Powell nhận định.
An Trần (Theo CNBC)
Trong quý II, cổ phiếu hàng loạt công ty công nghệ lớn như Tesla, Amazon và Microsoft đều trải qua đợt giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Đơn giản bởi vì "bạn không thể tăng lãi suất và nhìn nền kinh tế rơi vào suy thoái trong khi lạm phát vẫn ở mức cao".
Tỷ lệ người muốn tiết kiệm tiền tăng cao kỷ lục trong bối cảnh Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết trong một lưu ý gửi đến khách hàng, trong trường hợp xấu nhất là Nga cắt giảm nguồn cung 5 triệu thùng/ngày để đáp trả phương Tây, giá dầu có thể lên tới 380 USD.
Chỉ vài giờ sau khi nhận được thông báo từ chối của Ủy ban Chứng khoán Mỹ, Grayscale cho biết đã bắt đầu quy trình pháp lý để phản đối quyết định của cơ quan này...
Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu sau khi S&P 500 khép lại 6 tháng đầu năm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Các tập đoàn công nghệ lớn như Tesla, Apple vừa trải qua quý tệ nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân là những cú sốc như gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát và lãi suất đi lên.
Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa ghi nhận nửa đầu năm khó khăn nhất trong nhiều thập kỷ. Với xu hướng này, nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho viễn cảnh đà sụt giảm sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Trong sáu tháng đầu tiên, thị trường cổ phiếu hạng A của Trung Quốc đã huy động được 46 tỷ USD thông qua IPO, tăng 46% so với cùng kỳ một năm trước và đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về quy mô.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (30/6), khi S&P 500 khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất trong hơn 50 năm.
Chứng khoán Mỹ lẫn châu Âu đồng loạt giảm mạnh trong ngày 30/06, trong đó S&P 500 chuẩn bị khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất trong hơn 50 năm qua.
"NEWBrew" không phải loại bia bình thường mà nó được sản xuất từ nước thải đã qua xử lý và tái chế thành nước uống.