S&P 500 tăng hơn 1%, và vượt mốc 4,000 điểm
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm vào ngày thứ Ba (21/3), khi nhà đầu tư trở nên lạc quan về triển vọng của ngành tài chính sau những lời trấn an của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.
Dow Jones tăng 265 điểm sau phát biểu của ông Powell
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Ba (07/02), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lạm phát đã bắt đầu giảm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones tăng 265.67 điểm (tương đương 0.78%) lên 34,156.69 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1.29% lên 4,164.00 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.9% lên 12,113.79 điểm.
Các chỉ số chính tăng vọt ngay sau nhận định của ông Powell trong cuộc trò chuyện tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington. Có thời điểm, Dow Jones đã tăng hơn 275 điểm, còn S&P 500 và Nasdaq Composite đều tiến hơn 1%. Chứng khoán Mỹ khởi sắc khi nhà đầu tư vui mừng trước những nhận định của ông Powell về lạm phát giảm, hy vọng ngân hàng trung ương có thể tiếp tục giảm tốc độ nâng lãi suất.
Ông Powell cho biết: “Quá trình giảm lạm phát đã bắt đầu và nó bắt nguồn từ lĩnh vực hàng hoá. Tuy nhiên, vẫn còn chặng đường dài phía trước. Đây là những giai đoạn rất sớm của quá trình giảm lạm phát”.
Ông Powell cho biết vào cuối cuộc thảo luận rằng Fed có thể buộc phải nâng lãi suất mạnh tay hơn, điều này có thể khiến nhà đầu tư hoang mang trong thời gian ngắn.
“Thực tế là chúng tôi sẽ phản ứng đối với dữ liệu kinh tế. Vì vậy, nếu chúng ta tiếp tục nhận được, ví dụ, các báo cáo thị trường lao động mạnh mẽ hay báo cáo lạm phát tăng, thì rất có thể chúng tôi phải hành động nhiều hơn và tiếp tục nâng lãi suất”, ông Powell nói.
Những phát biểu này của ông Powell được đưa ra sau cuộc họp báo hồi tuần trước, sau khi Fed nâng lãi suất. Tuần trước, ông Powell nói rằng ngân hàng trung ương tin rằng họ đang đạt được tiến triển vững vàng trong quá trình giảm lạm phát. Những nhận định này được các nhà đầu tư xem là “bồ câu” và tạo ra đà leo dốc trên thị trường chứng khoán.
An Trần (theo CNBC)
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm vào ngày thứ Ba (21/3), khi nhà đầu tư trở nên lạc quan về triển vọng của ngành tài chính sau những lời trấn an của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.
Fed liệu nên tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, hay tạm dừng trong bối cảnh những vấn đề của ngành ngân hàng đang căng thẳng nhất kể từ năm 2008?
Trong số này có những cái tên rất quen thuộc với đời sống hàng ngày như 3M, Coca-Cola, Colgate-Palmolive, Johnson
Đây là điều mà các hãng xe ô tô như Tesla không muốn cho bạn biết.
Cổ phiếu các ngân hàng tại Mỹ và châu Âu đã tăng trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi Credit Suisse bán mình cho UBS dưới sự bảo trợ của Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ.
Hungary vừa chặn tuyên bố chung của Liên minh châu Âu (EU) về lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin mà Toà Hình sự quốc tế (ICC) tại La Hay ban bố.
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bày tỏ lo ngại về cách quản trị rủi ro ở Silicon Valley Bank (SVB) từ 4 năm trước, tài liệu cho thấy.
Thức dậy từ 3 giờ sáng và làm việc không ngừng nghỉ, các nhà giao dịch đang chịu căng thẳng cực độ.
Dù rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng, nhưng giới chức trên thế giới hiện nay đã có sự phòng bị hiệu quả hơn so với năm 2008. Dẫu vậy, một số chuyên gia vẫn thận trọng về kịch bản "hiệu ứng domino".
Việc UBS mua lại Credit Suisse dưới sự bảo trợ của Chính phủ Thụy Sĩ đánh dấu nỗ lực mới nhất nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng đang đe dọa ngành ngân hàng toàn cầu.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Hai (20/3), khi nhà đầu tư ngày càng hy vọng rằng cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng có thể giảm bớt. Chứng khoán tăng điểm sau khi UBS bắt buộc phải tiếp quản Credit Suisse theo sự thúc giục của Chính phủ Thuỵ Sỹ.
Chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng mạnh sau khi UBS thâu tóm Credit Suisse với sự hỗ trợ từ Chính phủ Thuỵ Sỹ. Đây cũng là nỗ lực mới nhất của các Chính phủ trên toàn thế giới trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng lây lan.