Ngày 05/01/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AAA, CTD, GTN, GEX, NHH, NVL, TCH, TPB, VJC và VNM.
DRC - Cổ phiếu săm lốp vẫn còn cơ hội đầu tư
CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của ngành săm lốp Việt Nam. Một số tín hiệu tích cực đã bắt đầu xuất hiện trên cổ phiếu này.
Học phân tích kỹ thuật để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
Nhà máy sản xuất lốp Radial của DRC. Nguồn: DRC
Triển vọng khả quan của lốp radial
Thị trường ôtô Việt Nam đầy tiềm năng. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công Thương (IPSI), Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. Điều này sẽ giúp cho lượng tiêu thụ xe nội địa tăng trưởng tốt từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xe của Việt Nam sẽ đạt mức 22.6%/năm trong giai đoạn 2018-2025 và đạt khoảng 18.5%/năm trong giai đoạn 2025-2035. Dự kiến thị trường ôtô đến năm 2025 có thể đạt 750,000-800,000 xe.
Xu hướng “radial hóa” ngày càng mạnh mẽ. Điểm khác biệt cơ bản giữa lốp Radial và lốp mành chéo truyền thống là hướng của sợi mành thân lốp. Thân lốp Radial gồm một hay nhiều lớp sợi mành song song nhau, chạy theo hướng hướng tâm (tạo góc 90 độ so với hướng chu vi của lốp). Sự khác biệt này tạo ra nhiều ưu điểm cho lốp Radial trong quá trình sử dụng như: bám đường cao, tăng tuổi thọ và không bị xẹp hay nổ bất thình lình, gây tai nạn cho người lái.
Xu hướng “Radial hóa” đang rất mạnh mẽ và được giới chuyên môn đánh giá là tất yếu trong bối cảnh khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến an toàn của bản thân.
Kỳ vọng vào xuất khẩu
Nhà máy Radial giai đoạn 2 đã đi vào hoạt động. DRC triển khai nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial toàn thép giai đoạn 1 với công suất đạt 300,000 lốp/năm trong năm 2013. Nhà máy được đầu tư các thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy luyện kín của Nhật Bản, máy nhả cọc sợi của Mỹ, máy cán tráng của Italia, máy thanh hình lốp của Hà Lan,…
Động lực to lớn của DRC trong những năm tới đến từ việc đưa nhà máy Radial giai đoạn 2 vào hoạt động. Điều này giúp tăng gấp đôi công suất hiện tại từ 300,000 lốp/năm lên 600,000 lốp/năm và đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mở ra cơ hội lớn. Các nhà sản xuất săm lốp Việt Nam (DRC, CSM,…) hiện đang tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Lốp ôtô Radial của DRC đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn của Bộ Giao thông Vận tải Mỹ (DOT) nên sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường này hơn các đối thủ khác.
Tỷ trọng doanh thu từ thị trường nước ngoài của DRC đã tăng từ mức 11% trong năm 2014 lên 36% năm 2018. Giới phân tích dự kiến tỷ trọng này sẽ vượt mức 40% trong năm 2019.
Nguồn: Báo cáo thường niên của DRC
Chiến lược đầu tư
Sau khi test đáy cũ tháng 11/2017, giá DRC đã có bứt phá mạnh trở lại. Lần đầu tiên trong suốt nhiều năm, giá đã phá vỡ được trendline kháng cự dài hạn. Đồng thời, giá cũng đã vượt lên trên các đường MA quan trọng như SMA 100 ngày, SMA 200 ngày…
Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật thì trendline kháng cự bị phá vỡ hoàn toàn sẽ trở thành hỗ trợ trong tương lai. Vì vậy, nhà đầu tư có thể canh mua trong vùng 20,500-22,500.
Nguồn: VietstockUpdater
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock
FiLi
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AAA, CTD, GTN, GEX, NHH, NVL, TCH, TPB, VJC và VNM.
Thị trường khép lại phiên giao dịch đầu tiên của năm 2021 với mức tăng đầy tích cực. Thanh khoản tăng trưởng tốt trên cả hai sàn.
VN-Index tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu phiên chiều với đà tăng hơn 18 điểm nhờ lực kéo từ nhóm cổ phiếu Large Cap như TCB, VHM, CTG, GAS, HPG… Khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận hơn 550 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 11,700 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 04/01/2021, VN-Index tiếp tục duy trì sự tích cực khi tạo mẫu hình Rising Window. Bên cạnh đó, chỉ số đã vượt lên trên vùng kháng cự 1,100-1,110 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%).
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTG, CTD, GTN, GEX, NHH, NVL, TCH, TPB, VJC và VNM.
Thị trường chứng quyền giao dịch tích cực trở lại trong phiên ngày 31/12/2020 với 64 mã tăng giá, 45 mã giảm giá và 9 mã đứng giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng gần 1.9 triệu đơn vị.
VN-Index đã có tuần tăng điểm thứ 9 liên tiếp. Tuy khối lượng giao dịch có sụt giảm so với những tuần trước đó nhưng vẫn nằm trên mức trung bình 20 tuần, qua đó cho thấy sự ổn định của dòng tiền.
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 31/12/2020. Basis hợp đồng VN30F2101 mở rộng và đạt giá trị 13.13 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang khá lạc quan về triển vọng của VN30-Index.
VN-Index đã có một tuần giao dịch rất lạc quan về điểm số. Chỉ số đã vượt qua được mốc 1,100 điểm. Khối ngoại vẫn tiếp tục duy trì đà bán ròng.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 31/12/2020, VN-Index tiếp tục tiến lên test lại vùng kháng cự 1,100-1,110 điểm (Fibonacci Retracement 261.8%). Chỉ số tiếp tục xuất hiện cây nến thân nhỏ cho thấy tâm lý giằng co của nhà đầu tư.
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCC, CTD, GTN, HII, NHH, NVL, TCH, TPB, VJC và VNM.