THI muốn mua lại trước hạn 120 tỷ đồng trái phiếu
Ngày 07/02, HĐQT CTCP Thiết bị Điện (Thibidi, HOSE: THI) thông qua việc mua lại trước hạn một phần của lô trái phiếu THIH2126001, phát hành ngày 31/12/2021.
EVN dự kiến lỗ hơn 31 ngàn tỷ đồng năm 2022
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã lỗ công ty mẹ khoảng 15,758 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2022 và ước tính có thể lỗ khoảng 31,360 tỷ đồng cả năm 2022.
Theo EVN, dù Công ty đã cố gắng tiết giảm chi phí nhưng vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn.
Cụ thể, từ đầu năm 2022, biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng cao. Theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm và căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ tới 64,805 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với mục tiêu giảm bớt tối đa có thể những khó khăn trong sản xuất kinh doanh năm 2022, EVN đã đề ra và thực hiện các giải pháp quản trị như:
- Quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí: Tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho CBCNV bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện...
- Thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền, thu cổ tức của các CTCP có vốn góp của EVN trong năm 2022.
- Vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (có chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; nỗ lực đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung.
Với các biện pháp trên, tổng các khoản EVN cố gắng để giảm lỗ theo tính toán khoảng 33,445 tỷ đồng và tác động làm giảm chi phí sản xuất; ngoài ra, chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2022 cũng chỉ bằng 92.8% năm 2021. Tuy nhiên, bấy nhiêu vẫn chưa đủ giúp EVN thoát lỗ. Dự kiến, EVN có thể lỗ khoảng 31,360 tỷ đồng trong năm 2022.
EVN đánh giá tình hình tài chính của Công ty hiện tại sẽ dẫn tới nhiều khó khăn trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Trước hết là khó khăn do không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện.
Hai là vài năm gần đây, chi phí sửa chữa đã phải cắt giảm theo định mức từ 10-30% và việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện các năm tới.
Ba là khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa bảo dưỡng các công trình điện để đảm bảo cung ứng điện.
Theo dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, giá nhiên liệu thế giới năm 2023 khó giảm xuống mức bình quân năm 2021. Do đó, dự kiến năm 2023, EVN vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh và cân bằng tài chính.
Hà Lễ
Ngày 07/02, HĐQT CTCP Thiết bị Điện (Thibidi, HOSE: THI) thông qua việc mua lại trước hạn một phần của lô trái phiếu THIH2126001, phát hành ngày 31/12/2021.
Hơn một năm từ khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ, kinh tế dần đi vào quỹ đạo ổn định, nhu cầu mua sắm và đi lại của người dân Việt Nam dần hồi phục. Được lợi từ xu hướng đó cùng với những hỗ trợ từ Chính phủ, bức tranh lợi nhuận của ngành ô tô trong năm 2022 đã tươi sáng hơn. Nhiều doanh nghiệp báo lãi ở mức kỷ lục trong lịch sử.
CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (HOSE: VPI) thông báo chốt quyền tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/02/2023.
CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (UPCoM: APF) thông báo 24/02 là ngày chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền.
Từ khi thành lập đến nay, các chuỗi này chưa có lãi trong năm nào.
Động thái đánh giá lại khoản đầu tư tại mã này không còn xa lạ với BCTC của CTS. Lần gần nhất, khoản đánh giá lại đã “cứu cánh” CTS khỏi sự sụt giảm mạnh là kỳ BCTC kết thúc ngày 30/6/2022.
CTCP Cát Lợi (HOSE: CLC) thông báo chốt quyền chi trả cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/02/2023.
Lãnh đạo các doanh nghiệp FLC, Louis Holdings, Trí Việt đã bị khởi tố trong năm 2022 với hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán".
Trong bối cảnh thị trường nói chung khó khăn, chỉ số của Ricons đáng ghi nhận. Cùng với các đơn vị khác trong hệ sinh thái mới của ông Nguyễn Bá Dương, cựu “tướng” Coteccons tuyên bố thu về 1 tỷ USD doanh số trong năm qua.
Tháng 1/2023, Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) sản xuất 392,000 tấn thép thô, tương đương 56% cùng kỳ 2022. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 402,000 tấn, giảm hơn 36% so với cùng kỳ và giảm 28% so với tháng trước.
Với lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính đều tăng trưởng, CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC, UPCoM: ABI) đã thoát lỗ, ghi nhận lợi nhuận ròng hơn 53 tỷ đồng trong quý 4/2022.
Sau hơn 2 năm đình trệ, CTCP Nafoods Group (HOSE: NAF) cuối cùng đã chốt phương án để sở hữu 99.9% vốn của CTCP Thực phẩm Nghệ An.