Từng tranh nhau mua, “điểm nóng” đất vườn khu vực này đang biến động ra sao?
Có thời điểm, những mảnh đất vườn khu vực tỉnh lận cận Tp.HCM giá vài trăm triệu đồng qua tay nhà đầu tư “chóng vánh” trong vòng 1-2 ngày.
Công bố kết quả kinh doanh, năm 2022, Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) ghi nhận 62.392 tỷ đồng tổng doanh thu thuần hợp nhất. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 29.000 tỷ đồng. Cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 của Vinhomes đều giảm so với năm 2021 lần lượt 26% và 25%.
Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 361.203 tỷ đồng, tăng 56% so với đầu năm. Trong đó, phần nhiều đến từ các khoản phải thu ngắn hạn (chiếm 21%), hàng tồn kho (chiếm 18%) và tài sản dở dang dài hạn (chiếm 17%).
Cụ thể, hàng tồn kho của Vinhomes trong năm 2022 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2021, lên mức 65.816 tỷ đồng. Theo đó, hàng tồn kho chủ yếu nằm ở bất động sản để bán đang xây dựng (chủ yếu bao gồm tiền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng và phát triển) ở dự án Vinhomes Grand Park, dự án Vinhomes Smart City, dự án Vinhomes Ocean Park, dự án Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire, dự án Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown và các dự án khác. Các dự án này đang ngốn 62.367 tỷ đồng, trong khi đó ngày 31/12/2021 con số này chỉ có 24.830 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí sản xuất kinh doanh dang dở chiếm 2.186 tỷ đồng, con số này tăng không đáng kể so với hồi cuối năm 2021.
Công ty cũng có 77.325 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, tăng gấp đôi so với đầu năm, phần lớn là khoản tạm ứng lợi nhuận theo hợp đồng hợp tác đầu tư.
Vinhomes có 62.151 tỷ đồng tài sản dở dang, tăng 138% so với hồi đầu năm và chủ yếu nằm ở dự án Vinhomes Long Beach Cần Giờ, dự án Khu đô thị số 1 khu vực TP.HCM và dự án khu vực Long An.
Ở một diễn biến khác, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng gấp 7 lần so với hồi đầu năm lên 62.336 tỷ đồng. Đây chủ yếu là các khoản thanh toán theo tiến độ từ khách hàng ký hợp đồng mua bán bất động sản từ các dự án của Vinhomes và các công ty, sẽ được ghi nhận vào doanh thu khi công ty hoàn thành và bàn giao bất động sản cho khách.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng 13% lên 148.403 tỷ đồng, chủ yếu do tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Tính đến 31/12/2022, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng gấp đôi so với hồi đầu năm, ở mức 212.799 tỷ đồng. Trong năm 2022, Vinhomes đi vay 36.176 tỷ đồng, tăng gần 82% so với hồi đầu năm. Trong đó, VHM vay 17.593 tỷ đồng từ 6 ngân hàng gồm MB, Vietcombank, Techcombank, BIDV, VPBank, VietinBank. Ngoài ra, Vinhomes vay 8.775 tỷ đồng từ đối tác và phát hành 9.808 tỷ đồng trái phiếu.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, trong năm, VHM đã chi 25.678 tỷ đồng để trả nợ gốc vay, ngược lại, thu 37.690 tỷ đồng từ đi vay, do đó, dòng tiền từ hoạt động tài chính dương 2.628 tỷ đồng.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2022 của Vinhomes tăng gấp 2,5 lần so với năm 2021, đạt 42.117 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 38.558 tỷ đồng, chủ yếu do khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Dù vậy, dòng tiền thuần trong năm của công ty vẫn dương 6.187 tỷ đồng, trong khi năm 2021 âm gần 9.088 tỷ đồng.
Có thời điểm, những mảnh đất vườn khu vực tỉnh lận cận Tp.HCM giá vài trăm triệu đồng qua tay nhà đầu tư “chóng vánh” trong vòng 1-2 ngày.
Bộ Xây dựng đưa ra quan điểm chung cư có thời hạn sẽ giúp cải tạo chung cư cũ, đồng thời người dân hưởng lợi giá rẻ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ quyền lợi người dân khi công trình hết hạn sử dụng cả chung cư mới lẫn chung cư cũ.
Ý kiến nhân dân đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét có nên thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV hay không, có thể lùi thời hạn thông qua để có thời gian nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo.
Dù giá nhà trong ngõ đã giảm đến nửa tỷ đồng, nhiều người mua vẫn lắc đầu chê “cao”. Họ kỳ vọng giá nhà có thể tiếp tục giảm sâu hơn.
Thị trường bất động sản tưởng chừng “lặng sóng” nhưng thực tế các doanh nghiệp vẫn âm thầm hoạt động. Bên cạnh việc tìm kiếm quỹ đất mới, một số doanh nghiệp đưa dự án ra thị trường ngay bối cảnh khó khăn. Kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng và dài hơi.
Những tình huống “dở khóc, dở cười” đã bắt đầu lộ diện trong giới đầu tư bất động sản. Dù ôm nhiều đất nhưng cuộc sống lại trở nên khốn khổ vì không thoát được hàng.
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có hướng dẫn giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoàn thuế GTGT với dự án đầu tư.
Lãnh đạo Khánh Hòa cho biết, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đã thu hút được 40 dự án với tổng số vốn đã đăng ký 29.341 tỷ đồng. Hiện đã có 16 khách sạn quy mô lớn, cao cấp đưa vào hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí với 9.525 phòng.
Trái ngược với lúc thị trường sôi động nhiều người công việc đang làm để bước chân vào nghề môi giới bất động sản. Đến nay, thị trường trầm lắng, kể cả những môi giới từng kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cũng phải “giải nghệ”.
Thời gian qua lãi suất tăng cao khiến nhiều người mua nhà gặp phải áp lực tài chính. Đến nay, tuy lãi suất đã “hạ nhiệt” nhưng người mua nhà vẫn “đứng ngồi không yên”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) không tán thành quy định thời hạn sở hữu chung cư. Trong khi nhiều người chờ Bộ Xây dựng xem xét rút đề xuất trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều ý kiến vẫn tranh luận liên quan vấn đề này.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho phép tiếp tục thu hồi vật liệu san lấp tại các khu vực cải tạo đất nông nghiệp đã phê duyệt để giúp cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đáp ứng tiến độ