Từng tranh nhau mua, “điểm nóng” đất vườn khu vực này đang biến động ra sao?
Có thời điểm, những mảnh đất vườn khu vực tỉnh lận cận Tp.HCM giá vài trăm triệu đồng qua tay nhà đầu tư “chóng vánh” trong vòng 1-2 ngày.
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó đặt ra nhiệm vụ triển khai hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021 - 2030). Tại chương trình Land Show - Lăng kính nhà đất do VTVMoney thực hiện, nhiều ý kiến cũng đã được đưa ra để gỡ khó cho phân khúc này.
Thực tế, trong thời gian qua, sự lệch pha cung - cầu trên thị trường bất động sản diễn ra tại nhiều thành phố lớn. Những sản phẩm có giá dưới 25 triệu đồng/m2 gần như vắng bóng trên thị trường. Một trong những nguyên nhân chính là do ách tắc pháp lý khiến dự án kéo dài, đội giá bán ra thị trường.
"Đặc biệt, một số tỉnh, địa phương không phê duyệt được dự án. Ở khu vực Hà Nội, việc phê duyệt các dự án mới cũng rất khó khăn", bà Nguyễn Thùy Dung, Chủ tịch Phú Hưng Property, cho biết.
Trong năm 2022, hàng loạt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được nhiều doanh nghiệp lớn khởi công hoặc lên kế hoạch xây dựng trên khắp cả nước. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Cuối năm 2022, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, Tổ công tác đã tiếp cận những kiến nghị của các doanh nghiệp, qua đó rà soát và có văn bản yêu cầu các địa phương giải quyết những vướng mắc thuộc thẩm quyền.
"Trình tự triển khai thủ tục phức tạp và không đồng nhất. Cái này thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành, có thể hướng dẫn ngay. Kể cả, những vướng mắc của quy định trong các nghị định thì Tổ công tác cũng như các bộ, ngành sẽ tổng hợp và đưa vào các Nghị định sửa đổi", ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cho hay.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề xuất bỏ quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Thay vào đó, UBND cấp tỉnh bố trí quỹ đất dành để phát triển loại hình nhà ở này. Đề xuất này được cho là phù hợp với thực tiễn, nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp.
"Muốn làm thì phải có quy hoạch đầu tiên, quy hoạch và quỹ đất, hiện nay các thành phố lớn đã có quy hoạch và tiếp tục quyết liệt giải phóng mặt bằng để có quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Nếu chúng ta có bước đi cụ thể như vậy thì chắc chắn sẽ có sản phẩm. Nếu như hiện nay, Chính phủ, Bộ Xây dựng quyết liệt, nhưng nếu các tỉnh, thành không vào cuộc thì kế hoạch cũng khó khả thi", ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định.
Trong năm 2022, hàng loạt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được nhiều doanh nghiệp lớn khởi công hoặc lên kế hoạch xây dựng trên khắp cả nước. Tư duy làm nhà ở xã hội cũng thay đổi, không phải là nhỏ lẻ mà là quy mô lớn, tạo ra nguồn cung tốt và nâng cấp chất lượng sản phẩm.
Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương thực hiện đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hộiCó thời điểm, những mảnh đất vườn khu vực tỉnh lận cận Tp.HCM giá vài trăm triệu đồng qua tay nhà đầu tư “chóng vánh” trong vòng 1-2 ngày.
Bộ Xây dựng đưa ra quan điểm chung cư có thời hạn sẽ giúp cải tạo chung cư cũ, đồng thời người dân hưởng lợi giá rẻ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ quyền lợi người dân khi công trình hết hạn sử dụng cả chung cư mới lẫn chung cư cũ.
Ý kiến nhân dân đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét có nên thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV hay không, có thể lùi thời hạn thông qua để có thời gian nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo.
Dù giá nhà trong ngõ đã giảm đến nửa tỷ đồng, nhiều người mua vẫn lắc đầu chê “cao”. Họ kỳ vọng giá nhà có thể tiếp tục giảm sâu hơn.
Thị trường bất động sản tưởng chừng “lặng sóng” nhưng thực tế các doanh nghiệp vẫn âm thầm hoạt động. Bên cạnh việc tìm kiếm quỹ đất mới, một số doanh nghiệp đưa dự án ra thị trường ngay bối cảnh khó khăn. Kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng và dài hơi.
Những tình huống “dở khóc, dở cười” đã bắt đầu lộ diện trong giới đầu tư bất động sản. Dù ôm nhiều đất nhưng cuộc sống lại trở nên khốn khổ vì không thoát được hàng.
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có hướng dẫn giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoàn thuế GTGT với dự án đầu tư.
Lãnh đạo Khánh Hòa cho biết, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đã thu hút được 40 dự án với tổng số vốn đã đăng ký 29.341 tỷ đồng. Hiện đã có 16 khách sạn quy mô lớn, cao cấp đưa vào hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí với 9.525 phòng.
Trái ngược với lúc thị trường sôi động nhiều người công việc đang làm để bước chân vào nghề môi giới bất động sản. Đến nay, thị trường trầm lắng, kể cả những môi giới từng kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cũng phải “giải nghệ”.
Thời gian qua lãi suất tăng cao khiến nhiều người mua nhà gặp phải áp lực tài chính. Đến nay, tuy lãi suất đã “hạ nhiệt” nhưng người mua nhà vẫn “đứng ngồi không yên”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) không tán thành quy định thời hạn sở hữu chung cư. Trong khi nhiều người chờ Bộ Xây dựng xem xét rút đề xuất trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều ý kiến vẫn tranh luận liên quan vấn đề này.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho phép tiếp tục thu hồi vật liệu san lấp tại các khu vực cải tạo đất nông nghiệp đã phê duyệt để giúp cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đáp ứng tiến độ