Triển vọng đầu tư bất động sản khu Đông Hà Nội
Không chỉ tạo bước ngoặt cho giao thông thủ đô, 10 cây cầu vượt sông Hồng được Hà Nội quy hoạch tới năm 2030 hứa hẹn mở ra triển vọng tăng trưởng vượt bậc cho BĐS khu Đông Hà Nội.
Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản số 438/BTC-VP về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Theo Bộ Tài chính, để chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các Cục thuế để điều tra xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Cùng đó, đề nghị Bộ Tư pháp, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các Cục thuế địa phương để yêu cầu các Tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo đúng giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tình hình thuế theo quy định của pháp luật, tránh thất thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục thuế địa phương chủ động phối hợp cơ quan Công an, Sở Tư pháp để đấu tranh xử lý có hiệu quả hành vi trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Trước đó, Bộ này cũng đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục Thuế về chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Bộ Tài chính cho biết, các trường hợp chuyển nhượng bất động sản giá kê khai trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Không chỉ tạo bước ngoặt cho giao thông thủ đô, 10 cây cầu vượt sông Hồng được Hà Nội quy hoạch tới năm 2030 hứa hẹn mở ra triển vọng tăng trưởng vượt bậc cho BĐS khu Đông Hà Nội.
Thời gian qua, việc kiểm soát tín dụng và lệnh siết phân lô tách thửa đất nông nghiệp,... đã khiến thị trường bất động sản chững lại, theo đó, Hà Nội cũng không phải ngoại lệ.
Tâm lý ngại ngần xuống tiền vào bất động sản xuất hiện. Mức độ quan tâm của người dân vào loại hình này đã sụt giảm. Nhưng để giá đất hạ thì thực trạng này khó xảy ra trong thời gian tới.
Dù chỉ vỏn vẹn 4 năm tuổi, MCD Việt Nam đã là chủ đầu tư (hoặc đề xuất thực hiện) nhiều dự án lớn trên cả nước, đặc biệt tại Quảng Trị.
Hiện tại, chủ đầu tư và đơn vị giải phóng mặt bằng tại vùng Nam Hội An vẫn gặp nhiều vướng mắc chưa thể hoàn thiện các khu tái định cư để giao đất cho dân.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đạt 1.232 tỉ USD, chiếm 22% tổng tài sản nền kinh tế vào năm 2030. Đây cũng chính là “thỏi nam châm” kích hoạt cuộc đua Proptech 2.0 vào thị trường bất động sản.
Thời gian qua, lãi suất ngân hàng cho vay ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, vì lẽ đó, nhiều người đã tranh thủ vay để mua nhà. Tuy nhiên, gần đây, lãi suất huy động của các ngân hàng đã bắt đầu tăng, nhiều người lo lắng khi hết thời gian ưu đãi.
Kiểm soát trái phiếu, siết tín dụng bất động sản, cùng với việc không mạnh tay xuống tiền vào đất đai của người dân khiến thị trường địa ốc rơi vào tình cảnh "đói vốn". Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho rằng siết tín dụng bất động sản ảnh hưởng ít nhất tới 2/3 số lượng người có nhu cầu mua nhà thực sự, giá nhà có thể bị đẩy lên cao, tác động trực tiếp đến an sinh xã hội. Do đó, nên có những quy định hợp lý, tránh những quy định tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định thị trường bất động sản
Mặc lợi suất cho thuê căn hộ chung cư trong 2 năm qua theo xu hướng giảm nhưng nhu cầu thuê đang ngày càng gia tăng nên kênh đầu tư căn hộ cho thuê vẫn là loại hình có thể cân nhắc trong giỏ đầu tư.
Các chuyên gia cho rằng, điều chỉnh quy hoạch, nắn quy hoạch theo các nhà đầu tư vì lợi ích nhóm còn nguy hiểm gấp nhiều lần việc “bảo kê” vi phạm trật tự xây dựng nhưng lại ít bị đụng đến. Do đó, cần phải hình sự hóa để xử lý tận gốc các nhóm lợi ích trong quy hoạch.
Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá, đấu thầu đất đai.