Nasdaq Composite giảm 2 phiên liên tiếp
Chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Ba (28/3), khi lãi suất tăng gây áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ.
Khối ngoại rót vốn kỷ lục vào chứng khoán Trung Quốc
Nhà đầu tư toàn cầu đã mua kỷ lục 21 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc từ đầu năm 2023, khi dữ liệu kinh tế tích cực khiến các trader nghĩ rằng đà tăng sẽ còn kéo dài.
Chương trình Kết nối Chứng khoán – ra đời từ năm 2014 – cho phép nhà đầu tư có mặt ở Hồng Kông tiếp cận với thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đại lục. |
Thông qua Chương trình Kết nối Chứng khoán của Hồng Kông, nhà đầu tư nước ngoài đã mua 141 tỷ Nhân dân tệ (21 tỷ USD) cổ phiếu niêm yết ở sàn Thượng Hải và Thâm Quyến từ đầu năm 2023. Con số này hơn gấp đôi so với mức kỷ lục được xác lập vào cùng kỳ năm 2021.
Cùng với chứng khoán Mỹ, chứng khoán Trung Quốc ghi nhận đà tăng mạnh kể từ những tháng cuối năm 2022. Chỉ số CSI 300 – bao gồm những công ty lớn nhất ở Trung Quốc – đã tăng hơn 13% so với cuối tháng 10/2022.
Các chuyên viên phân tích cho biết gần đây, nhà đầu tư nước ngoài ngày càng hứng thú với cổ phiếu Trung Quốc, chủ yếu là nhờ các thông tin kinh tế tích cực được công bố sau dịp Tết Nguyên đán. Những thông tin này giúp xoa dịu nỗi lo của một số nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.
“Lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài thật đáng kinh ngạc khi so với các năm trước”, Frank Benzimra, Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu châu Á tại Société Générale, cho hay.
“Một số nhà đầu tư nước ngoài dành một chút thời gian để xác nhận về đà hồi phục kinh tế của Trung Quốc và cả những động thái hỗ trợ về chính sách trong năm nay”, ông nói thêm. “Tiền đã thật sự trở lại”.
Chính dữ liệu kinh tế mới nhất – bao gồm cả việc sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng trở lại – đã góp phần củng cố niềm tin cho nhà đầu tư quốc tế về Trung Quốc.
“Với dữ liệu và diễn biến kinh tế trong tuần qua, chúng tôi có cái nhìn tích cực về kinh tế Trung Quốc”, Mark Haefele, Giám đốc đầu tư phụ trách quản lý tài sản toàn cầu tại UBS, cho biết trong báo cáo tuần này.
Trong ngày 07/02, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ 4.1% lên 5% trong năm 2023.
“Khi mọi người nói rằng họ muốn có danh mục không bao gồm cố phiếu Trung Quốc, đó là dấu hiệu thị trường đã tạo đáy”, Alison Shimada, Chuyên gia tại Allspring Global Investments, nhận định.
Bà nói rằng Allspring Global Investments đã giờ có tỷ trọng cổ phiếu Trung Quốc khá cao. Trước đó, quỹ này đã nâng tỷ trọng cổ phiếu Trung Quốc vào ngày 31/10/2022, một động thái không nhận được nhiều sự đồng tình tại thời điểm đó.
Iain Cunningham, đồng Trưởng bộ phận quản lý đa tài sản tại Ninety One, cho biết một quỹ trị giá 1.3 tỷ USD của Ninety đã phân bổ 1/3 vốn cho cổ phiếu, gần như đều là cổ phiếu Trung Quốc và Hồng Kông. Ông đánh giá những cổ phiếu này đang có định giá “cực kỳ rẻ”.
Các chuyên gia kinh tế cho biết thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể nhận được cú huých khác khi các nhà hoạch định chính sách hàng đầu họp mặt ở Bắc Kinh vào tháng tới.
“Các nhà quản lý quỹ toàn cầu đã hoàn tất đợt phân bổ vốn đầu tiên cho cổ phiếu Trung Quốc”, Iris Pang, Chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại ING, cho hay. “Tuy nhiên, các nhà quản lý tài sản sẽ phải xem xét lại tỷ trọng vào tháng 3/2023, khi Trung Quốc công bố mục tiêu GDP và chi tiêu tài khóa”.
Vũ Hạo (Theo Financial Times)
Chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Ba (28/3), khi lãi suất tăng gây áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ.
Cuối tuần trước, cổ phiếu Deutsche Bank giảm mạnh nhất trong 3 năm và chi phí bảo hiểm cho rủi ro ngân hàng Đức vỡ nợ tăng vọt. Tuy nhiên, các chuyên viên phân tích tại Citigroup đánh giá làn sóng bán tháo cổ phiếu Deutsche Bank thật “phi lý”.
Khủng hoảng niềm tin trong lĩnh vực ngân hàng và rủi ro kinh tế suy thoái do lãi suất tăng cao đang phủ bóng đen lên thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên toàn cầu ngay sau khi giới đầu tư bắt đầu năm mới với kỳ vọng rằng giai đoạn tồi tệ nhất của chứng khoán có thể đã qua.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Sáu. Mặc dù mở phiên với lo sợ rằng khủng hoảng ngân hàng có thể lây lan sang Deutsche Bank, nhưng thị trường đã phục hồi để khép tuần trong sắc xanh.
Chứng khoán châu Âu đỏ lửa trong ngày 24/03 khi nhà đầu tư đánh giá các đợt nâng lãi suất gần đây và thông tin đáng ngại về Deutsche Bank.
Cổ phiếu Deutsche Bank lao dốc hơn 14% trong ngày 24/03 sau khi hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) của ngân hàng này tăng vọt và giới đầu tư lo ngại về sức khoẻ của các ngân hàng châu Âu.
Nhà đầu tư kỳ cựu Mark Mobius cho biết ông tránh mua cổ phiếu ngân hàng, đồng thời khuyến nghị gửi tiền ở nhiều ngân hàng khác nhau.
Kỳ vọng của thị trường đang trái ngược với những gì Fed thông báo về dự định của mình.
Các chuyên gia Phố Wall đang cảnh báo những nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất rằng: Hãy cẩn trọng với những gì mà bạn mong muốn.
Nhiều người đã phải rời bỏ nơi đây, để lại một thành phố hoang vắng đìu hiu.
Những thương vụ đầu tư này đang làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Fed đã ra tay hỗ trợ giải quyết những vấn đề của ngành ngân hàng, song vẫn giảm dần tốc độ tăng lãi suất. Liệu những rắc rối tương tự như năm 1987 có lặp lại?