Thoái vốn năm 2020: Ít mà chất
Theo dữ liệu của VietstockFinance, tính đến ngày 22/12/2020 đã có 24 thương vụ thoái vốn được hoàn tất. So với con số 48 trong năm 2019, số lượng thương vụ thoái vốn năm 2020 đã giảm 1 nửa.
Không có người mua, SCIC hủy đấu giá lô cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh
Do hết thời hạn đăng ký và đặt cọc nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo không tổ chức phiên đấu giá cổ phần tại CTCP Nhiệt Điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) vào ngày 05/12.
Trước đó, SCIC dự kiến đấu giá công khai cả lô 51.4 triệu cp QTP với giá khởi điểm 23,800 đồng/cp và mang về tối thiểu hơn 1,223 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mức giá khởi điểm trên gấp khoảng 2 lần so với thị giá cổ phiếu QTP trên thị trường (chủ yếu dao động từ 10,000 -13,000 đồng/cp trong 6 tháng gần đây).
*SCIC đấu giá QTP với khởi điểm gần gấp đôi thị giá, dự thu trên 1,200 tỷ đồng
Về kết quả kinh doanh, Nhiệt điện Quảng Ninh đạt doanh thu thuần gần 7,385 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Công ty ghi nhận khoản lãi ròng 9 tháng ở mức 265 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 35 tỷ đồng), phần lớn nhờ chi phí tài chính liên quan đến lỗ tỷ giá chỉ ở mức 103 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lên đến gần 290 tỷ đồng.
Duy Na
Theo dữ liệu của VietstockFinance, tính đến ngày 22/12/2020 đã có 24 thương vụ thoái vốn được hoàn tất. So với con số 48 trong năm 2019, số lượng thương vụ thoái vốn năm 2020 đã giảm 1 nửa.
Trong ngày đấu giá 07/12/2020, 19 nhà đầu tư chỉ mua 4.42 triệu cp trong tổng số 7.75 triệu cp của Tổng CTCP Công trình Viettel (UPCoM: CTR) do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu với giá 47,200 đồng/cp.
Khó khăn trong việc đánh giá tài sản đất đai của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang là điểm nghẽn khiến nhiều DN không thể thực hiện cổ phần hóa (CPH) đúng theo kế hoạch.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá theo lô cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) do Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sở hữu.
Với tình hiện nay, mục tiêu cổ phần hóa 128 doanh nghiệp không thể đạt được bởi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2020.
Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo chào bán cạnh tranh cả lô gần 18 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (UPCoM: AFX). Giá khởi điểm là 18,900 đồng/cp, gấp hơn 2 lần thị giá hiện tại.
Nếu không “thay máu” về quản trị, hoạt động của những doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa vẫn sẽ không có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là những doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ.
Đến nay mới có 37 doanh nghiệp hoàn tất cổ phần hoá, còn lại 90 đơn vị vẫn chưa xong khâu định giá để thoái vốn nhà nước năm nay.
Việc thu xếp số tiền phải nộp cho Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong năm 2020 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào số tiền thu về từ những thương vụ thoái vốn tại Sabeco, bốn tổng công ty cổ phần của Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp do SCIC đại diện sở hữu vốn Nhà nước, theo Bộ Tài chính.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về cuộc đấu giá bán cổ phần của Tổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh - CTCP (EEMC, UPCoM: TBD) do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu.
Ngày 09/09/2020 sắp tới, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) dự kiến sẽ tiếp tục đấu giá cả lô 1.94 triệu cp của CTCP Địa ốc Vĩnh Long (OTC: Viresco) với mệnh giá 10,000 đồng/cp, chiếm 73.03% vốn tại đây.