Bạn chưa có cổ phiếu theo dõi nào! Nhấn [+] để thêm.
Thêm mã
  • VN-Index 0.00 0 (0%)
  • HNX-Index 0.00 0 (0%)
  • UPCOM-Index 0.00 0 (0%)
Ấm ức cảnh "thôn tính" mà xông pha !
Đăng 08/09/2011 | 14:57 GMT+7  |  
Khởi nghiệp với chỉ 2.000USD tiền tiết kiệm vào năm 2001, ông ấm ức khi các tập đoàn nước ngoài “thôn tính” thị trường hóa chất VN. Rồi 10 năm sau, không ai còn nhận ra cơ sở CTL, tiền thân Á Châu ngày nào.

Mười năm sau, không ai còn nhận ra cơ sở CTL, tiền thân của Á Châu ngày nào, bởi nó lớn hơn hẳn về quy mô lẫn tầm hoạt động. Thế nhưng chủ nhân của Á Châu vẫn ấm ức vì sao nó chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường và vì sao thị trường hóa chất Việt Nam lại bị các tập đoàn nước ngoài “thôn tính”.

Chính sự ấm ức ấy đã thôi thúc người đàn ông mê đắm các phản ứng hóa học nhưng lại khá nhạy bén trong kinh doanh dốc lòng, dốc sức cho một ước mơ bình đẳng với các tập đoàn nước ngoài...

Trưởng thành trong mỗi chuyến đi

* Rời quê hương lên Sài Gòn với quyết tâm lập nghiệp, ông có thấy mình may mắn hơn những người cùng hoàn cảnh khi dễ dàng tìm được việc làm để có thể bám trụ ở thành phố này?

- Tôi không cảm thấy may mắn trong chuyện này vì Sài Gòn luôn có đủ chỗ cho mọi người. Vấn đề là công việc mình tìm được có như ý mình hay không. Ở khía cạnh này thì tôi thấy chọn được công việc tốt hay không là do mình đã đầu tư như thế nào trong quá khứ.

Như người ta vẫn nói, Sài Gòn không cho không ai cái gì. Nếu có khả năng anh sẽ vượt lên sự mòn xói của quy luật đào thải. Có thể những người đã chọn học đại học ở tỉnh lẻ như tôi sẽ có ý định bám trụ ở quê hương hơn là bon chen nơi thành thị.

Tôi chọn thành phố này làm điểm đến bởi tôi cần có cơ hội học cao hơn ngoài kiến thức của một kỹ sư hóa chất.

* Chắc hẳn ước mơ của ông ngày trước là trở thành giảng viên...?

- Tiếc là tôi chỉ mê những phản ứng hóa học, mê hóa chất chứ không mê giảng dạy. Tôi muốn học lên cao chỉ là để thỏa khát khao nâng tầm kiến thức của mình.

Lên Sài Gòn, tôi đầu quân vào văn phòng đại diện của một công ty trong ba năm liền. Lúc đó không có ý định giảng dạy nên thay vì học chuyên ngành hóa, tôi lại chọn quản trị kinh doanh. Đến bây giờ thì tôi thấy quyết định ấy hoàn toàn hợp lý.

* Nghĩa là ông đã có ý định kinh doanh ngay từ khi đầu quân về công ty ấy?

- Môi trường làm việc mang đến cho tôi cơ hội đi nhiều nơi, quan sát thị trường trong nước cũng như thế giới. Tôi cũng học được cách điều hành công ty của người nước ngoài. Những kiến thức lượm lặt được trong đời sống giúp tôi trưởng thành hơn từng ngày và khiến ước mơ kinh doanh trong tôi nảy mầm.

* Khi nào thì cái mầm ấy được gieo trồng và phát triển thành cây, thưa ông?

- Tôi có cái tật hễ thấy cái gì lạ là phải hỏi, phải tìm hiểu... Chẳng hạn, khi ra nước ngoài, thấy cái bánh có vị lạ, tôi thường thắc mắc công thức làm bột bánh như thế nào. Hay ăn món ăn lạ tôi cũng nghĩ không biết món này ở Việt Nam có không.

Khi những cái lạ ấy ngày một nhiều hơn, tôi quyết định ra riêng. Và tôi biết sẽ vất vả nhưng không làm thì phí những gì mình được học, được thấy... bởi chúng không được ứng dụng.

* Và câu chuyện 2.000USD của ông được viết nên từ đấy?

- May mắn là tôi cũng biết cần kiệm, tích cóp dù độc thân, sống xa gia đình. 2.000USD tiền tiết kiệm ngày đó tôi dùng để mở một cơ sở nhỏ. Do mới lạ nên sản phẩm của cơ sở nhanh chóng được thị trường chấp nhận và chúng tôi có điều kiện phát triển.

Nhìn lại tấm hình chụp ngày xưa thấy cơ sở èo uột lắm, nhưng không hiểu sao lúc đó mình tự hào quá chừng. Công ty chỉ có ba người, ai nấy đều cật lực làm việc nhưng lúc nào cũng vui vẻ.

Chia sẻ để bền vững

* Không kể nhà máy thì Công ty CP Hóa chất Á Châu bây giờ là một văn phòng khang trang trong một tòa nhà hiện đại. Nhưng treo tấm ảnh công ty ngày xưa ở vị trí trang trọng có phải là cách ông nhắc nhớ mình về những ngày khó khăn?

- Lịch sử thuộc về quá khứ nhưng lại là nền tảng của tương lai. Tôi trân trọng từng giai đoạn của Á Châu bởi giai đoạn nào cũng có vai trò quan trọng của nó.

* Sự khác biệt giữa CTL ngày xưa và Á Châu bây giờ trong cái nhìn của ông?

- Việc quản lý công ty nhỏ sẽ khác rất nhiều so với việc lãnh đạo một công ty lớn như ngày nay, đặc biệt là quản lý con người. Những người ngày xưa vẫn còn ở Á Châu và tính gắn bó của chúng tôi vẫn thế. Tuy có mặt ở Cần Thơ, TP.HCM và Hà Nội nhưng nhân sự của Á Châu chỉ tầm 90 người. Chúng tôi tinh chứ không đông.

Nói thật, Á Châu có được như ngày nay chủ yếu là nhờ sự chia sẻ. Chúng tôi chia sẻ thông tin, chia sẻ quyền lợi. Chia thông tin để cùng nhau hiểu tình hình cụ thể của công ty, để cùng nhau làm việc đúng hướng. Còn chia quyền lợi để mọi người có thể bình đẳng với nhau, cùng nhau cố gắng để có thể hưởng mức quyền lợi tương xứng với sức lao động của mình.

Doanh nghiệp muốn phát triển được phụ thuộc nhiều vào việc có nhân lực tốt hay không. Thế nên, tôi chú trọng đến yếu tố nhân viên mình có hạnh phúc hay không.

* Nhưng chia sẻ nhiều quá, khi có việc không như ý, những thông tin mà nhân viên sở hữu cũng có thể trở thành mối họa, ông có nghĩ vậy không?

- Tất nhiên tôi có phân quyền rõ ràng trong việc tiếp xúc thông tin. Nhưng trên hết vẫn là tinh thần cởi mở. Thuật quản trị dù ứng dụng tốt nhưng thế nào cũng có những rủi ro riêng của nó. Nếu đó là do yếu tố thuộc về con người thì khó lòng đoán trước.

Tôi đã làm hết mình vì tập thể và tập thể cũng đáp lại tôi nhiệt tình. Trong trường hợp xấu nhất, cho đi mà không được đáp lại, tôi cũng đành chịu. Tôi chọn cách nghĩ đơn giản như vậy. Trong kinh doanh cũng thế!

* Mộc mạc trong kinh doanh không phải là điều được khuyến khích. Ông không nghĩ thế sao?

- Nhìn một cách sâu sắc thì thị trường hóa chất ở Việt Nam bị chi phối hoàn toàn bởi các công ty nước ngoài. Các tập đoàn nước ngoài có chân rết chi chít trên thị trường. Nếu cứ đắn đo thì tôi làm thế nào đủ can đảm lao đầu vào lĩnh vực này?

Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình phải cố gắng hết sức, tận dụng hết năng lực của bản thân để xem có thể tồn tại và phát triển hay không. Nghĩ đơn giản để tự tin, để có chiến lược phù hợp hoàn toàn khác với hời hợt, bộp chộp... trên thương trường.

Niềm tin chính sách

* Nếu đánh giá một cách “đơn giản” như ông thì hiện giờ Á Châu đang ở đâu trên thương trường?

- Trong hoàn cảnh thực tế là các “đại gia” trong ngành hóa chất đều là công ty nước ngoài thì rất khó để nói thứ hạng của Á Châu. Tôi chỉ đặt mục tiêu đến năm 2012 Á Châu phải tăng trưởng gấp 10 lần và mỗi năm cố gắng phát triển 50% so với cùng kỳ năm trước rồi thực hiện nó một cách đơn giản như cách tôi vẫn làm trước nay.

* Ông nhìn thấy tiềm năng nào ở thị trường mà tự tin đến thế?

- Á Châu sẽ từng bước lấn sân sang sản xuất thay vì chỉ phân phối như hiện nay. Công nghiệp thực phẩm Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mà những thứ đơn giản như dầu mực, dầu gan cá...đều phải nhập khẩu, trong khi nguyên liệu sản xuất thì có sẵn trong nước.

Tôi nghĩ, còn quá nhiều khoảng trống trong lĩnh vực này nhưng do lớn về quy mô nên các tập đoàn nước ngoài chưa chú ý đến những ngách hẹp này. Cơ hội cũng còn nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam. Thế nên tôi nguyện làm con ong chăm chỉ của thị trường, với ước mơ được bình đẳng với các tập đoàn nước ngoài trên quê hương.

* Việc lấn sân sang lĩnh vực sản xuất của ông cũng có nhiều trắc trở chứ?

- Năm 2008, tôi thành lập AFI - nhà máy sản xuất kem không sữa đầu tiên ở Việt Nam, có sự tham gia của Vinamilk. Khi vừa mới quyết định đầu tư mua đất xây dựng nhà máy thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra. Lúc đó tôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như lãi suất, tỷ giá tăng cao, kinh doanh tại Á Châu giảm sút...

Tuy nhiên, nghĩ kỹ lại, tôi không hối hận và kiên định với quyết định của mình. Có đi mới đến được đích! Thay vì tham gia thị trường chứng khoán hay tích lũy để sinh lời thì tôi vẫn thích đầu tư vào sản xuất bởi nó mang lại lợi ích cho xã hội, có thể giảm nhập siêu, tạo công ăn việc làm cho người lao động... Theo tôi, đó mới là nhiệm vụ xã hội của doanh nghiệp. Đầu tư cho sản xuất là đầu tư lâu dài.

* Nhưng rồi ông cũng đã vượt qua những thử thách ấy?

- Tôi đi qua khó khăn bằng sự quyết tâm, tinh thần kiên định và tham vọng của mình. Sau ba năm, tình hình vẫn còn khó khăn nhưng ít nhất tôi đã có sản phẩm đưa ra thị trường. Trong đó vốn vay vẫn là bài toán nan giải cho đến hiện giờ. Lãi suất tăng mà tổng cầu lại giảm.

Cũng may, sau 4 tháng có sản phẩm, thị trường nhanh chóng chấp nhận chúng tôi. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp của riêng AFI. Với tình hình kinh tế chung, để phát triển hơn nữa trong điều kiện này, doanh nghiệp chúng tôi đang chờ đợi chính sách!

* Người ta vẫn nói, chờ đợi không phải là cách nên làm, nhất là chờ đợi chính sách!


- Chính sách vĩ mô tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, không làm gì mà chỉ ngồi chờ mới là đáng trách. Trong giai đoạn này, cần nhất là chọn và mời gọi được những đối tác chiến lược để tạo lực tổng hợp cùng nhau vượt bão.

Ví dụ, nhờ hợp tác với Quỹ Đầu tư Mekong, Á Châu phần nào giải quyết được những rào cản trong quá trình phát triển của mình. Chúng tôi đang rất cố gắng bằng niềm tin của mình!


* Ông có vẻ rất tự tin về sản phẩm mà AFI sản xuất?


- Bột kem không sữa là nguyên liệu chính trong sản xuất các loại thực phẩm như: đồ uống, ngũ cốc, bánh kẹo, kem... Tính ứng dụng cao như thế nên nhu cầu của thị trường cũng rất lớn. Do đó, tôi không sợ mình thất bại với AFI.


Điều tôi mong mỏi nhất là nhà máy sẽ gián tiếp giúp tiêu thụ tinh bột sắn của nông dân. Chúng tôi sẽ có chính sách hỗ trợ nông dân để họ không bị thiệt thòi như khi bán cho thương lái Trung Quốc như hiện nay.


* Nhiều việc như vậy nhưng ông vẫn tham gia và là một trong những doanh nhân có mặt ở vòng chung kết giải thưởng Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2011 do VCCI và Ernst & Young, Techcombank đồng tổ chức?


Đến đâu, tham gia vào hoạt động nào... mình cũng sẽ có được những bài học hữu ích. Với tôi, giải thưởng này cũng là một công việc quan trọng bởi tôi cho rằng đây là một hoạt động có tính chất cộng đồng và có ý nghĩa.


* Tính toán, ôm đồm nhiều thứ như thế, làm sao ông có giấc ngủ yên?


- Tôi chưa hài lòng với bản thân nên vẫn luôn cố gắng hàng ngày. Còn quá nhiều việc phải làm, còn nhiều sản phẩm cần phát triển... Nhưng, như đã nói, tôi lúc nào cũng hết mình với công việc, với mọi người nên giấc ngủ đến với tôi êm ả lắm!


* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!



IDP đặt kế hoạch doanh thu 2023 kỷ lục, chào bán hơn 2.4 triệu cp riêng lẻ

Doanh nghiệp  |   VietStock  |   13 giờ trước

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, CTCP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) đặt mục tiêu doanh thu thuần kỷ lục đạt 7,141 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm 2022. Tuy nhiên, lãi sau thuế dự kiến giảm 4%, xuống còn 776 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.

TCTD được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết đến hết 31/12/2023? 

Doanh nghiệp  |   VietStock  |   15 giờ trước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định về việc TCTD mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Cựu Chủ tịch Công ty Dược phẩm Cửu Long tử vong trước ngày mở phiên phúc thẩm

Kinh tế đầu tư  |   VietStock  |   17 giờ trước

Theo thông báo của TAND Cấp cao tại Hà Nội, bị cáo Lương Văn Hóa (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Dược phẩm Cửu Long) đã tử vong vào ngày 6/3/2023 tại Bệnh viện Bạch Mai do viêm phổi sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ung thư biểu mô di căn hạch theo dõi nguồn gốc từ phổi.

vietjet
ALP CTCP Đầu Tư Alphanam 2,200
ASIAGF Quỹ Đầu Tư Tăng Trưởng ACB 10,800
KSS CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico 800
NHS CTCP Đường Ninh Hòa 30,000
NHW CTCP Ngô Han 10,800
NVN CTCP Nhà Việt Nam 31,000
SBC CTCP Vận tải và Giao nhận Bia Sài Gòn 15,000
SEC CTCP Mía Đường - Nhiệt Điện Gia Lai 12,400
TIC CTCP Đầu Tư Điện Tây Nguyên 11,500
VTF CTCP Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng 33,000
CTM CTCP ĐT Xây Dựng & Khai Thác Mỏ Vinavico 1,400
HPS CTCP Đá Xây Dựng Hòa Phát 7,000
MAX CTCP Khai Khoáng & Cơ Khí Hữu Nghị Vĩnh Sinh 2,900
NLC CTCP Thủy Điện Nà Lơi 27,400
SKS CTCP Công Trình Giao Thông Sông Đà 9,800
SNG CTCP Sông Đà 10.1 19,500
TSM CTCP Xi măng Tiên Sơn Hà Tây 2,500
D26 CTCP Quản lý và Xây dựng Đường bộ 26 8,300
DBF CTCP Lương Thực Đông Bắc 9,900
DLC Công ty cổ phần Du lịch Cần Thơ (CANTHO TOURIST J.S CO ) 38,800
DNF Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng (Danafood) 2,200
JSC CTCP ĐT & XD Cầu Đường Hà Nội 2,500
NBS CTCP Thép Nhà Bè 40,000
DNT Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai (Donatours) 110,300
HPL Công ty Cổ phần Bến xe Tàu phà Cần Thơ 6,600
VCV CTCP Vận Tải Vinaconex 1,800
HHL CTCP Hồng Hà Long An 900
HTB CTCP Xây Dựng Huy Thắng 21,300
ILC CTCP Hợp tác Lao động với nước ngoài 9,300
NSN CTCP Xây Dựng 565 2,500
NVC CTCP Nam Vang 1,000
CLP CTCP Thủy Sản Cửu Long 3,400
MAFPF1 Quỹ Đầu Tư Tăng Trưởng Manulife 10,100
VFMVF4 Quỹ Đầu Tư Doanh Nghiệp Hàng Đầu Việt Nam 7,500
BAM CTCP Khoáng Sản và Luyện Kim Bắc Á 1,800
E1SSHN30 Chứng chỉ quỹ ETF SSIAM-HNX30 10,000
AMVI CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt - Mỹ 18,000
AIRSERCO CTCP Cung ứng Dịch vụ Hàng không 14,000
XDDT24 CTCP Đầu tư và Xây dựng 24 14,000
WASECO CTCP Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước 17,000
VTRC CTCP Kho vận và Dịch vụ Thương mại 20,000
AGRC CTCP Địa ốc An Giang 11,000
HANOIPHAR CTCP Dược phẩm Hà Nội 20,000
VVTC CTCP Việt Trì Viglacera 13,000
VTGA CTCP May xuất khẩu Việt Thái 17,300
ACBGF Quỹ đầu tư Tăng trưởng ACB 13,000
ACC245 Công ty cổ phần ACC245 9,000
CTCM CTCP Xi măng Công Thanh 2,000
TCB2006 Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Techcombank 32,500
WACO CTCP Nước và Môi trường 22,000
AAM CTCP Thủy Sản MeKong 11,600
ABT CTCP XNK Thủy Sản Bến Tre 32,100
ACC CTCP Bê Tông Becamex 13,800
ACL CTCP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang 12,100
AGF CTCP XNK Thủy Sản An Giang 2,700
AGM CTCP Xuất Nhập Khẩu An Giang 5,410
AGR CTCP CK NH Nông Nghiệp & PT Nông Thôn Việt Nam 8,560
ANV CTCP Nam Việt 30,900
APC CTCP Chiếu Xạ An Phú 13,000
ASM CTCP Tập Đoàn Sao Mai 8,300
ASP CTCP Tập Đoàn Dầu Khí An Pha 5,490
BBC CTCP Bibica 57,700
BCE CTCP XD & Giao Thông Bình Dương 5,550
BCI CTCP Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh 41,900
BIC TCT Cổ Phần Bảo Hiểm NH Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam 26,000
BID Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam 46,000
BMC CTCP Khoáng Sản Bình Định 13,000
BMI TCT Cổ Phần Bảo Minh 24,700
BMP CTCP Nhựa Bình Minh 58,700
BRC CTCP Cao Su Bến Thành 10,450
BSI CTCP CK Ngân Hàng ĐT & PT Việt Nam 19,450
BTP CTCP Nhiệt Điện Bà Rịa 12,900
BTT CTCP Thương Mại DV Bến Thành 29,050
BVH Tập Đoàn Bảo Việt 48,500
C32 CTCP Đầu tư Xây dựng 3-2 19,000
C47 CTCP Xây Dựng 47 7,430
CCI CTCP ĐT Phát Triển CN - TM Củ Chi 30,400
CCL CTCP Đầu Tư & Phát Triển Đô Thị Dầu Khí Cửu Long 5,190
CDC CTCP Chương Dương 18,150
CIG CTCP COMA 18 3,250
CII CTCP ĐT Hạ Tầng Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh 14,700
CLC CTCP Cát Lợi 35,600
CLG CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC 800
CLL CTCP Cảng Cát Lái 29,000
CLW CTCP Cấp Nước Chợ Lớn 25,450
CMG CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC 40,450
CMT CTCP Công nghệ Mạng và Truyền thông 11,400
CMV CTCP Thương Nghiệp Cà Mau 9,650
CMX CTCP Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau 8,190
CNG CTCP CNG Việt Nam 27,700
COM CTCP Vật Tư Xăng Dầu 28,050
CSM CTCP CN Cao Su Miền Nam 14,250
CTD CTCP Xây Dựng Coteccons 40,000
CTG Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam 28,750
CTI CTCP ĐT PT Cường Thuận IDICO 12,050
D2D CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 23,200
DAG CTCP Tập Đoàn Nhựa Đông Á 3,800
DCL CTCP Dược Phẩm Cửu Long 23,000
DHA CTCP Hóa An 36,500
DHC CTCP Đông Hải Bến Tre 39,950
ACB Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu 24,450
ADC CTCP Mỹ Thuật Và Truyền Thông 15,600
ALT CTCP Văn Hóa Tân Bình 15,700
ALV CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng ALV 4,000
AMC CTCP Khoáng Sản Á Châu 25,300
AME CTCP Alphanam E&C 10,800
AMV CTCP SXKD Dược & TTB Y Tế Việt Mỹ 3,800
API CTCP ĐT Châu Á - Thái Bình Dương 8,400
APP CTCP Phát Triển Phụ Gia & Sản Phẩm Dầu Mỏ 4,500
APS CTCP CK Châu Á Thái Bình Dương 9,900
ARM CTCP Xuất Nhập Khẩu Hàng Không 45,000
ASA CTCP Hàng tiêu dùng ASA 12,600
B82 CTCP 482 500
BBS CTCP VICEM Bao Bì Bút Sơn 11,000
BCC CTCP Xi Măng Bỉm Sơn 12,200
BDB CTCP Sách & Thiết Bị Bình Định 10,100
BED CTCP Sách & Thiết Bị Trường Học Đà Nẵng 39,900
BHT CTCP Đầu Tư Xây Dựng Bạch Đằng TMC 12,800
BII CTCP Đầu Tư & Phát Triển Công Nghiệp Bảo Thư 2,000
BKC CTCP Khoáng Sản Bắc Kạn 6,500
BPC CTCP Vicem Bao Bì Bỉm Sơn 10,000
BSC CTCP Dịch Vụ Bến Thành 13,000
BST CTCP Sách - Thiết Bị Bình Thuận 14,600
BTS CTCP Xi Măng Vicem Bút Sơn 5,900
BVS CTCP Chứng Khoán Bảo Việt 17,500
BXH CTCP Vicem Bao Bì Hải Phòng 12,000
C92 CTCP Xây Dựng & Đầu Tư 492 3,800
CAN CTCP Đồ Hộp Hạ Long 37,800
CAP CTCP Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái 80,500
CCM CTCP Khoáng Sản & Xi Măng Cần Thơ 43,400
CEO CTCP Tập đoàn C.E.O 21,800
CJC CTCP Cơ Điện Miền Trung 30,000
CKV CTCP COKYVINA 10,200
CMC CTCP Đầu Tư CMC 5,600
CMI CTCP CMISTONE Việt Nam 3,000
CMS CTCP Xây dựng và Nhân lực Việt Nam 5,200
CPC CTCP Thuốc sát trùng Cần Thơ 15,800
CSC CTCP Tập đoàn COTANA 31,500
CT6 CTCP Công Trình 6 4,800
CTA CTCP Vinavico 1,400
CTB CTCP Chế tạo Bơm Hải Dương 19,000
CTC CTCP Gia Lai CTC 1,700
CTX TCT CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam 7,600
CVN CTCP Vinam 3,200
CX8 CTCP Đầu Tư và Xây Lắp Constrexim Số 8 5,900
D11 CTCP Địa Ốc 11 12,200
DAD CTCP ĐT & PT Giáo Dục Đà Nẵng 17,300
DAE CTCP Sách Giáo Dục Tại Tp.Đà Nẵng 21,500
DBC CTCP Tập Đoàn Dabaco Việt Nam 13,800
DBT CTCP Dược Phẩm Bến Tre 10,600
CYC CTCP Gạch Men Chang Yih 2,300
MPC CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 16,700
VNA CTCP Vận tải Biển Vinaship 25,600
BTH CTCP Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội 9,200
EFI CTCP Đầu tư Tài Chính Giáo dục 2,300
HDO CTCP Hưng Đạo Container 600
HPC CTCP Chứng khoán Hải Phòng 4,700
NPS CTCP May Phú Thịnh - Nhà Bè 26,400
PVA CTCP TCT Xây lắp Dầu khí Nghệ An 1,200
PVR CTCP Kinh doanh Dịch vụ Cao cấp Dầu khí Việt Nam 1,400
SDH CTCP Xây dựng Hạ tầng Sông Đà 1,200
SDY CTCP Xi măng Sông Đà Yaly 3,600
VBH CTCP Điện Tử Bình Hòa 15,600
VFR CTCP Vận tải và Thuê tàu 7,100
ABI CTCP BH NH Nông Nghiệp Việt Nam 32,400
ACE CTCP Bê Tông Ly Tâm An Giang 35,500
ADP CTCP Sơn Á Đông 17,000
BMJ CTCP Khoáng Sản Becamex 13,700
BTC CTCP Cơ Khí và XD Bình Triệu 58,000
BTG CTCP Bao Bì Tiền Giang 8,400
BVN CTCP Bông Việt Nam 19,100
BWA CTCP Cấp Thoát Nước & Xây Dựng Bảo Lộc 11,000
CAD CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex 600
CFC CTCP Cafico Việt Nam 9,100
CI5 CTCP Đầu Tư Xây Dựng Số 5 10,100
CT3 CTCP ĐT & XD Công Trình 3 6,000
CZC CTCP Than Miền Trung 5,000
DAP CTCP Đông Á 35,600
DAS CTCP Máy - Thiết Bị Dầu Khí Đà Nẵng 9,800
DBM CTCP Dược - Vật Tư Y Tế Đăk Lăk 36,900
DDN CTCP Dược & Thiết Bị Y Tế Đà Nẵng 10,100
DGT CTCP Công Trình Giao Thông Đồng Nai 7,600
DLD CTCP Du Lịch Đắk Lắk 9,000
DNL CTCP Logistics Cảng Đà Nẵng 23,600
DNS CTCP Thép Đà Nẵng 15,000
DPP CTCP Dược Đồng Nai 16,000
DTC CTCP Viglacera Đông Triều 5,100
DTV CTCP Phát triển Điện Nông thôn Trà Vinh 41,100
DVH CTCP Chế Tạo Máy Điện Việt Nam - Hungari 11,000
DXL CTCP Du Lịch & XNK Lạng Sơn 2,600
FBA CTCP Tập Đoàn Quốc Tế FBA 900
GDW CTCP Cấp Nước Gia Định 30,900
GER CTCP Thể Thao Ngôi Sao Geru 6,800
GGG CTCP Ô Tô Giải Phóng 4,100
GHC CTCP Thủy điện Gia Lai 26,700
GTH CTCP Xây Dựng - Giao Thông Thừa Thiên Huế 3,400
H11 CTCP Xây Dựng HUD101 7,600
HBD CTCP Bao Bì PP Bình Dương 16,800
HCI CTCP Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội 17,700
HDM CTCP Dệt May Huế 32,300
Xem thêm...
saigontel land mcredit mua bán - sáp nhập công ty
  • Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: (+84) 24 66873314
  • Email: contact@sanotc.com
Follow VinaCorp
Đã được cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 1472/ GP - TTĐT Ghi rõ nguồn "VinaCorp" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.
© Copyright 2008-2023 VINACORP.VN. All Rights Reserved - OTC Vietnam Corp