DHC tạm ứng cổ tức tiền mặt 15% sớm hơn vào ngày 06/06
HĐQT CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE: DHC) vừa thông qua nghị quyết điều chỉnh thời gian chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền.
Ba việc cần làm tích cực
Ts. Vũ Viết Ngoạn Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
Sau gần 2 năm thực hiện các biện pháp tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất khi đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ tái cơ cấu sở hữu và tư cách pháp nhân của ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần yếu kém, các công ty tài chính và cho thuê tài chính. Năm 2014, để nền kinh tế chạm được đích theo tinh thần Nghị quyết 11: ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc, đạt con số tăng trưởng 5,8%, thì vai trò của NHNN rất lớn. NHNN phải hoàn thành nhiệm vụ là cung ứng vốn đủ, chất lượng cho nền kinh tế. Vốn phải chảy vào những kênh đầu tư an toàn và hiệu quả thì không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, trong năm 2014, ngân hàng có 3 việc cần làm một cách tích cực: xử lý ma trận sở hữu chéo, giải quyết vấn đề nợ xấu và ổn định lãi suất ở mức thấp để kích thích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp (DN).
Vấn đề sở hữu chéo đã làm méo mó và lệch lạc các dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế xuất phát từ tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo được coi là một trong những nguyên nhân gây nên những bất cập của hệ thống tài chính trong thời gian qua.
Trên thực tế, sở hữu chéo không phải là xấu nhưng khuôn khổ pháp lý chưa đủ để quản lý, giám sát nó. Trong năm 2014, NHNN nên tăng cường những chuẩn mực an toàn cho các định chế tài chính. Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã ban hành nhiều tiêu chí để định dạng "các tập đoàn tài chính quy mô lớn có nguy cơ gây rủi ro hệ thống" và áp dụng các chuẩn mực an toàn và cơ chế giám sát riêng cho nhóm định chế này.
Về vấn đề giải quyết nợ xấu, NHNN kiên quyết tập trung giải quyết nợ xấu theo phân loại mới; trong đó, trước hết các yếu tố về pháp lý phải được đảm bảo để các khoản nợ xấu khi chuyển sang công ty mua bán nợ có thể kinh doanh được, thu hút được các nhà đầu tư (NĐT), nhất là các NĐT nước ngoài.
Thực tế, trong năm 2014 và các năm tiếp theo, nợ xấu sẽ còn tiếp tục "đeo bám" hệ thống NHTM. Việc xử lý đống nợ này không hề dễ dàng, mặc dù thời gian qua chúng ta đã xử lý được khoảng 100.000 tỷ đồng trên tổng số 300.000 tỷ đồng.
Còn vấn đề về lãi suất và kích cầu tín dụng, hệ thống tín dụng nên "mở" tối đa với lãi suất thấp hơn, ưu đãi nhiều hơn cho 5 lĩnh vực ưu tiên là DN nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, sản phẩm phụ trợ và mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao.
Với việc dư vốn như hiện nay, ngân hàng đang gặp khó khăn vì huy động trong dân thì phải trả lãi cho dân, mà nếu không cho DN vay thì lấy lợi nhuận đâu để trả lãi. Đây là bài toán nan giải của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, nếu đẩy vốn mua trái phiếu như các năm vừa qua cũng không phải là giải pháp tối ưu.
Liên quan đến thị trường vàng, năm 2014 tập trung huy động, tiêu thụ được lượng vàng khổng lồ từ trong dân và đầu mối, cơ chế xuất khẩu vàng cần phải "thoát" ra, thông thoáng hơn để tạo thị trường vàng vừa liên thông, vừa có tính chất ổn định.
Chỉ được về mặt hình ảnh
Ts. Võ Trí Thành Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM)
Có thể nói năm 2013, NHNN đã làm được rất nhiều việc. Như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối tăng, niềm tin và tiền đồng tăng lên. Về vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tuy có chậm trong tiến trình cải tổ nhưng đã làm được nhiều điều để hệ thống ngân hàng quay lại hoạt động bình thường, đó là ổn định thanh khoản, xử lý ngân hàng yếu kém. Riêng với thị trường vàng đã trở nên bình lặng vì không còn sự lũng đoạn của những "cá mập", không có đợt sóng trào, rối loạn, giải quyết được tất toán hoạt động vàng mà không gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Quan trọng hơn, những việc làm của NHNN đã nhận được sự đồng thuận của dư luận. Có thể nói, thời điểm khó khăn nhất, bối cảnh nhiều ý kiến trái chiều với chính sách của NHNN đã qua rồi. Tuy nhiên, những việc này chỉ về mặt hình ảnh, còn rất nhiều việc cần phải làm tiếp trong năm 2014. Khi làm tiếp quá trình này thì cần phải tiếp thu thêm ý kiến và chỉnh lý chính sách điều hành sao cho hiệu quả nhất. Vì thực tế, lòng tin của người dân mới bắt đầu, chưa vững chắc, do vậy, năm 2014, NHNN cần phải cương quyết trong việc thực hiện mục tiêu của mình. Còn vấn đề tái cơ cấu hệ thống chỉ mới bắt đầu, nên còn nhiều việc cần làm, như: minh bạch thông tin, sở hữu chéo, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế, xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 vẫn còn nhiều thách thức khác. Ví như câu chuyện vàng: NHNN cần hình thành bài bản gắn với câu chuyện sàn vàng, vấn đề huy động vàng từ dân để đưa nguồn lực này vào đầu tư phát triển. Riêng chủ trương đưa các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán là tinh thần đúng đắn, vì sẽ có 2 cái được là minh bạch thông tin và xử lý sở hữu chéo. Việc niêm yết sẽ tốt cho việc nâng cao chất lượng quản trị DN, vì ngân hàng sẽ chịu áp lực từ các cổ đông.
Bên cạnh đó, từ những giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ thể hiện được tính thanh khoản, từ đó thu hút được vốn từ các tổ chức khác tốt hơn. Việc niêm yết cũng sẽ giúp cơ quan quản lý xử lý được vấn đề sở hữu chéo. Quan trọng hơn, đằng sau việc niêm yết là hiệu quả phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, lộ trình niêm yết sẽ phụ thuộc vào bước đi của NHNN và từng ngân hàng.
Có thể nói năm 2013, NHNN đã làm được rất nhiều việc. Như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối tăng, niềm tin và tiền đồng tăng lên. Về vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tuy có chậm trong tiến trình cải tổ nhưng đã làm được nhiều điều để hệ thống ngân hàng quay lại hoạt động bình thường, đó là ổn định thanh khoản, xử lý ngân hàng yếu kém. Riêng với thị trường vàng đã trở nên bình lặng vì không còn sự lũng đoạn của những "cá mập", không có đợt sóng trào, rối loạn, giải quyết được tất toán hoạt động vàng mà không gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Quan trọng hơn, những việc làm của NHNN đã nhận được sự đồng thuận của dư luận. Có thể nói, thời điểm khó khăn nhất, bối cảnh nhiều ý kiến trái chiều với chính sách của NHNN đã qua rồi. Tuy nhiên, những việc này chỉ về mặt hình ảnh, còn rất nhiều việc cần phải làm tiếp trong năm 2014. Khi làm tiếp quá trình này thì cần phải tiếp thu thêm ý kiến và chỉnh lý chính sách điều hành sao cho hiệu quả nhất. Vì thực tế, lòng tin của người dân mới bắt đầu, chưa vững chắc, do vậy, năm 2014, NHNN cần phải cương quyết trong việc thực hiện mục tiêu của mình. Còn vấn đề tái cơ cấu hệ thống chỉ mới bắt đầu, nên còn nhiều việc cần làm, như: minh bạch thông tin, sở hữu chéo, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế, xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 vẫn còn nhiều thách thức khác. Ví như câu chuyện vàng: NHNN cần hình thành bài bản gắn với câu chuyện sàn vàng, vấn đề huy động vàng từ dân để đưa nguồn lực này vào đầu tư phát triển. Riêng chủ trương đưa các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán là tinh thần đúng đắn, vì sẽ có 2 cái được là minh bạch thông tin và xử lý sở hữu chéo. Việc niêm yết sẽ tốt cho việc nâng cao chất lượng quản trị DN, vì ngân hàng sẽ chịu áp lực từ các cổ đông.
Bên cạnh đó, từ những giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ thể hiện được tính thanh khoản, từ đó thu hút được vốn từ các tổ chức khác tốt hơn. Việc niêm yết cũng sẽ giúp cơ quan quản lý xử lý được vấn đề sở hữu chéo. Quan trọng hơn, đằng sau việc niêm yết là hiệu quả phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, lộ trình niêm yết sẽ phụ thuộc vào bước đi của NHNN và từng ngân hàng.
Cần cân đối giữa lượng và chất tín dụng
Ts. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia tài chính
Với tình hình kinh tế được cải thiện hơn, tăng trưởng tín dụng ở mức 12 - 14% cũng có thể đạt được. Nhưng rất khó để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, bởi đó là quan hệ thị trường. Mà đã là thị trường thì rất khó có thể ra lệnh được.
Những năm trước đây, mức tăng trưởng tín dụng rất lớn nhưng hiệu quả lại không tương xứng. Do đó, không nên dựa vào quá khứ để đưa ra mức tăng trưởng cao nữa, mà nên sử dụng hiệu quả phần tín dụng còn dôi dư những năm trước. Như thế là tốt lắm rồi. Còn nếu các NHTM vẫn muốn cố gắng để cho vay thì không khó để đạt được. Nhưng lưu ý rằng đối với tăng trưởng tín dụng thì xã hội cần lượng, nhưng chất là ngân hàng phải chịu. Nếu có xảy ra rủi ro thì chỉ ngân hàng hứng chịu trước tiên.
Bài học từ thực tế của tăng trưởng tín dụng cao những năm trước là hiện nay, các ngân hàng đang phải gánh chịu hậu quả với nợ xấu cao. Do đó, các ngân hàng phải cân đối giữa lượng và chất tín dụng. Cho đến nay cũng chưa chứng minh được mối quan hệ tỷ lệ tăng trưởng tín dụng như thế nào là phù hợp với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện của Việt Nam. Đó là chưa kể Việt Nam đang muốn chuyển đổi mô hình kinh tế. Khi chuyển đổi mô hình kinh tế như kỳ vọng thì nền kinh tế Việt Nam chắc chắn ít dựa vào vốn tín dụng hơn. Tóm lại, quan điểm của tôi là không nhất thiết phải tăng trưởng tín dụng cao mới có tăng trưởng kinh tế tương ứng.
Để đảm bảo chất lượng tín dụng, năm 2014, tín dụng vẫn tiếp tục chảy vào 5 lĩnh vực ưu tiên mà hệ thống ngân hàng đang tập trung là DN nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao. Trong 5 lĩnh vực trên, theo tôi, vốn ngân hàng sẽ chảy nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, và trong một chừng mực nhất định là công nghiệp phụ trợ, DN nhỏ và vừa… Nhưng tốt nhất vẫn là xuất khẩu. Vì năm 2014, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, xuất khẩu vẫn là đầu tầu tăng trưởng tốt. Hơn thế, xuất khẩu ở Việt Nam kèm theo nhập khẩu với quy mô lớn như vậy thì nhu cầu tín dụng cũng sẽ cao.
Riêng vấn đề lãi suất thì dư địa giảm còn rất hẹp, nếu như không nói là "hết cửa". Hiện tại, lãi suất huy động đang ở mức khoảng 7%/năm và sang năm 2014 khó có thể dưới mức này được. Có thể có ý kiến cho rằng trong thời kỳ kinh tế cần sự tăng trưởng thì không nên để mức lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Nhưng thời điểm này, ở Việt Nam thì khó có thể thực hiện được. Nếu giảm thêm lãi suất huy động, khả năng dòng tiền chảy mạnh ra khỏi ngân hàng là rất lớn.
Tất nhiên, nếu lãi suất cho vay giảm thêm nữa thì chắc chắn các DN có động lực vay nhiều hơn. Nhưng khi đầu vào khó giảm thêm, nếu các ngân hàng muốn giảm lãi suất cho vay cho khách hàng thì chắc phải chấp nhận tiết giảm chi phí, giảm lãi. Năm 2013, thực ra các ngân hàng lãi không lớn, nếu không muốn nói nhiều ngân hàng đã lỗ, do tăng trích lập dự phòng rủi ro. Nên năm 2014, nếu việc xử lý nợ xấu tốt hơn, các ngân hàng sẽ không phải sử dụng dự phòng rủi ro và có thể hoàn vốn, tăng lợi nhuận. Khi đó, có thể tính đến việc giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%/năm. Hoặc NHNN có thể cân nhắc hình thức hỗ trợ cho NHTM.
Tuy nhiên, NHNN cũng phải xem xét các NHTM sử dụng vốn có tốt không. Nếu ngân hàng huy động 100 đồng nhưng chỉ cho vay được 50 đồng, còn dư tiền mà không thể cho vay được sẽ rất lãng phí. Theo tôi, nếu NHNN có ý định hỗ trợ cho các NHTM thì tốt nhất hỗ trợ bằng lãi suất, hơn là bơm tiền vì các ngân hàng đang ế vốn.
Một vấn đề cần lưu ý nữa là năm 2014 cần chú trọng hơn trong việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, là NHNN phải cân nhắc sử dụng nguồn vốn. Hiện cái khó trong điều hành chính sách tiền tệ là vốn ngân hàng vừa phải tài trợ Nhà nước, Chính phủ thông qua mua trái phiếu Chính phủ, vừa phải cho vay DN. Giờ cần phải cân nhắc lựa chọn phương án: Nếu NHTM nào không đưa được tín dụng ra nhiều thì mới mua trái phiếu Chính phủ. Nói chung, không nên khuyến khích ngân hàng mua trái phiếu Chính phủ, mà nên để cho nhiều đối tượng khác mua, ví dụ tư nhân. Nhất là nếu vốn huy động từ phát hành trái phiếu không được cung ứng dựa trên cơ chế thị trường, mà lại trên mệnh lệnh hay tài trợ quá mức, thì chắc chắn sẽ gây hệ quả bất ổn vĩ mô. Đây là gốc vấn đề về sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mà từ lâu nay chưa được giải quyết triệt để.
Huệ Văn
Theo Thời Báo Kinh Doanh
HĐQT CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE: DHC) vừa thông qua nghị quyết điều chỉnh thời gian chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền.
Theo chuyên gia, mặc dù lạm phát cao hơn khá nhiều so với năm 2021 nhưng nhìn chung vẫn sẽ ở mức ổn định. Việc tác động đến ngành ngân hàng là có, song chỉ ở mức độ nhẹ.
Sắc xanh đang bao trùm các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ, làm dấy lên hy vọng thoát khỏi chuỗi tuần giảm điểm kéo dài kỷ lục.
Màn đặt cược lớn về phát triển kinh tế này sẽ được quyết định bởi những người trẻ tuổi của Trung Quốc - những người có khả năng thay đổi “cuộc chơi” bằng sự hào phóng và niềm tin của mình.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong ngày 26/05 khi Phố Wall hồi phục từ chuỗi tuần giảm liên tiếp.
Ngành giao thông vận tải tiếp tục có các giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát từ giá cước đến việc đảm bảo an toàn giao thông trong lĩnh vực hoạt động vận tải.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/05/2022, toàn thị trường có 52 mã giảm, 30 mã tăng và 20 mã đứng giá. Khối ngoại trở lại bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 1.3 triệu đơn vị.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Các hợp đồng tương lai hầu hết giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 26/05/2022. Basis hợp đồng VN30F2206 thu hẹp hơn so với phiên trước đó và đạt giá trị -8.6 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu đã bớt bi quan hơn so với triển vọng của VN30-Index.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong nền tài chính hiện đại. Hình ảnh nhân viên rời khỏi toà nhà với những chiếc hộp đã trở nên nổi tiếng, biểu tượng cho cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc ở Mỹ. Nhưng quá trình phá sản này lại không kết thúc vào năm 2008.
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã cập nhật số liệu tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng.
VN-Index xuất hiện mẫu hình nến Spinning Top sau khi test đường middle của Bollinger Bands. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.