Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB): Lợi nhuận quý 4 giảm 84% so với cùng kỳ 2021
Luỹ kế cả năm, Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) lãi 152 tỷ đồng giảm 40% so với 2021 và chỉ hoàn thành được 54% chỉ tiêu kế hoạch.
Không làm ăn gì với Huyền Như nhưng vẫn mất tiền
Bác bỏ quan điểm của VKS khi cơ quan này đã bỏ Công ty An Lộc vào “chung một giỏ” với Công ty cổ phần Chứng khoán Phương Đông bởi luật sư Xuân khẳng định An Lộc là đơn vị duy nhất không làm ăn, không quan hệ, không gặp gỡ gì Huỳnh Thị Huyền Như nhưng vẫn bị VKS cho rằng đơn vị này đã bị “lòng tham lãi suất làm mờ mắt”. Theo luật sư Xuân, An Lộc đã chuyển tiền từ một ngân hàng khác vào tài khoản của An Lộc tại VietinBank thông qua lệnh chuyển tiền điện tử với số tiền là 170 tỷ đồng. Ngay sau tài khoản này báo có, ngay lập tức số tiền trên đã thuộc quyền sở hữu và sở hữu tài sản hợp pháp của VietinBank.
Việc Huyền Như chiếm đoạt số tiền 170 tỷ đồng đã quá rõ, nhưng vấn đề là chiếm đoạt của ai? Ai là người bị thiệt hại? Luật sư Xuân đặt câu hỏi và khẳng định luôn là VietinBank chính là người bị hại khi bị Huyền Như chiếm đoạt số tiền này.
Luật sư Xuân cho biết, trong phần thẩm vấn, đại diện VietinBank cũng khẳng định sẽ chịu trách nhiệm với mọi giao dịch hợp pháp của khách hàng, một vấn đề quan trọng như vậy nhưng đã không được VKS đối đáp: “Tôi kiến nghị VKS phải bổ sung ngay quan điểm chính thống này của VietinBank”. Luật sư Xuân nói.
Trước đó, trong phần đối đáp về vấn đề giao dịch, VKS và luật sư bảo vệ quyền lợi cho VietinBank khẳng định rằng mọi giao dịch bên ngoài trụ sở của VietinBank thì không liên quan đến VietinBank, phản đối quan điểm này, luật sư Xuân cho rằng với sự phát triển của công nghệ thì người ta có thể ngồi ở nhà để chuyển hàng ngàn tỷ chỉ bằng một cái clik chuột: “Chả lẽ để gửi hàng trăm tỷ đồng vào ngân hàng thì phải cho vào container để chở đến VietinBank, tôi cho rằng đây là quan điểm quá khôi hài!” Ông Xuân bình luận.
"VietinBank nên đổi slogan đi"
Về việc VKS khẳng định An Lộc cũng như các cá nhân doanh nghiệp khác đã vi phạm lãi suất tiền gửi, điều này được luật sư Xuân đối đáp lại rằng, An Lộc là khách hàng nên có quyền được thỏa thuận với VietinBank về lãi suất, còn VietinBank là một tổ chức tín dụng thì tổ chức này buộc phải thực hiện việc trả lãi suất theo đúng quy định của Pháp luật, An Lộc chỉ biết gửi tiền còn có vượt trần lãi suất hay không An Lộc không có trách nhiệm phải biết. Về lỗi lãi suất này hoàn toàn là trách nhiệm của VietinBank.
Lấy ví dụ để phản bác lại quan điểm của VKS cho rằng VietinBank không chịu trách nhiệm đối với số tiền bị mất của An Lộc, luật sư Xuân ví von: “Tôi mang tài sản đến thế chấp ở ngân hàng VietinBank và được lập các hợp đồng theo đúng thủ tục pháp lý, sau đó tôi nhận tiền mang về nhà nhưng kẻ gian đột nhập ăn trộm số tiền, trong trường hợp này tôi có thể viện cớ rằng tiền đó là tiền của ngân hàng, ngân hàng đi tìm trộm mà đòi thì liệu ngân hàng có chịu nghe lời tôi không hay ngân hàng tổ chức kê biên tài sản của tôi nhằm thu hồi số tiền đã bị trộm chiếm đoạt? Tôi cho rằng đó là một vấn đề hết sức đơn giản nhưng VKS và luật sư của VietinBank lại cố tình không hiểu. Thật đáng thất vọng”.
Kết thúc cho phần tranh luận của mình, luật sư Vũ Viết Vạn Xuân nói: “Hằng ngày tôi đi làm qua trụ sở của VietinBank, thấy cái slogan của VietinBank là “Nâng cao chất lượng cuộc sống” nhưng thông qua đại án này, qua thái độ vô trách nhiệm, phủ nhận sạch trơn nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng nên theo tôi câu slogan này nên sửa thành “Nâng cao cảnh giác để sống”.
H.ĐIỆP
tuoitre.vn
Luỹ kế cả năm, Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) lãi 152 tỷ đồng giảm 40% so với 2021 và chỉ hoàn thành được 54% chỉ tiêu kế hoạch.
Theo kết quả khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và xã hội Thanh Hóa, có 3 doanh nghiệp nợ lương hơn 500 lao động do khó khăn phải tạm ngừng hoạt động trong dịp Tết.
Hưởng lợi từ việc dịch bệnh được kiểm soát, CTCP Công viên nước Đầm Sen (HOSE: DSN) công bố kết quả kinh doanh 2022 tiến vào đà phục hồi mạnh mẽ với doanh thu gấp 9 lần, lãi ròng gấp hơn 4 lần so với năm 2021.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi thi công "3 ca, 4 kíp," bảo đảm an toàn, tiến độ, chất lượng, không đội giá, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Năm 2022, CTCP Garmex Sài Gòn (HOSE: GMC) lỗ ròng gần 66 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp này ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ trong 19 năm (kể từ 2004).
CTCP Chứng khoán Asean (SeASecurities) báo lãi đậm 69.1 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ năm trước trong quý 4/2022. Dù vậy, cả năm 2022 lãi ròng Công ty vẫn thấp hơn 62% so với năm trước.
Trong thời gian từ 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết, doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM phục vụ khoảng 18.000 lượt khách đi du lịch nước ngoài với doanh thu khoảng 432 tỷ đồng.
Số lượng xe đến đăng kiểm tại TPHCM sau Tết Nguyên đán giảm mạnh so với cao điểm cuối năm và so với khu vực Hà Nội.
BCTC quý 4/2022 cho thấy lợi nhuận sau thuế của CTCP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Tình hình kinh doanh cả năm 2022 cũng không khả quan hơn.
Trong năm 2022, dù cả doanh thu thuần và doanh thu tài chính đều được cải thiện nhưng chủ sân golf Hoàng Gia - CTCP Đầu tư PV - Inconess (UPCoM: RGC) vẫn tiếp tục báo lỗ.
Làn sóng bán tháo ập tới những cổ phiếu thuộc đế chế Adani trong ngày 27/01, với tổng vốn hóa “bốc hơi” 50 tỷ USD khi tập đoàn đa ngành này lọt vào tầm ngắm của nhà bán khống nổi tiếng trong tuần này.
CTCP FECON (HOSE: FCN) cho biết trở thành chủ đầu tư của 2 dự án bất động sản vào cuối tháng 12/2022 và đầu năm 2023, bao gồm một cụm công nghiệp tại Bắc Giang và một khu đô thị tại Thái Nguyên.