Thị trường chứng quyền 01/12/2023: Đứt gãy nhịp phục hồi
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/11/2023, toàn thị trường có 23 mã tăng, 144 mã giảm và 62 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 6.48 triệu CW.
Ngày 21/11/2023: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, CTI, DPM, FRT, GMD, MSN, TCB, TPB, VIB và VCI.
Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
BCM - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP
Giá cổ phiếu BCM đang về gần vùng 55,000-60,000 (tương đương đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 02/2021 và đáy cũ tháng 07/2022). Vùng này sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh trong thời gian tới.
Khối lượng giao dịch duy trì mức cao và nằm trên trung bình 20 ngày nên giá khó giảm sâu bất ngờ (thrust down).
CTI - CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO
Mẫu hình Descending Triangle đang hình thành trên đồ thị của cổ phiếu CTI. Giá đang test lại cạnh dưới của mẫu hình.
Đáy cũ tháng 08/2023 (tương đương vùng 14,300-14,700) đã hỗ trợ rất tốt cho giá trong đợt điều chỉnh vừa qua.
Khối lượng giao dịch giảm mạnh và rơi xuống dưới trung bình 20 ngày nên khả năng bứt phá của CTI không lớn.
DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP
Giá cổ phiếu DPM tiếp tục giảm sau khi mẫu hình nến Dark Cloud Cover xuất hiện trong tuần trước cho thấy nhà đầu tư đang khá bi quan trong ngắn hạn.
Hai đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày đang ở rất sát nhau nên nguy cơ xuất hiện điểm giao cắt tử thần (Death Cross) là rất lớn.
Vùng 27,000-29,000 (tương đương đáy cũ tháng 11/2022) đã hỗ trợ rất tốt trong thời gian qua và sẽ tiếp tục được tin cậy trong tương lai.
FRT - CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
Giá cổ phiếu FRT đã vượt qua đỉnh cũ tháng 04/2022 (tương đương vùng 95,000-100,000). Vùng này sẽ trở thành hỗ trợ trong thời gian tới.
Chỉ báo MACD tiếp tục duy trì tín hiệu mua trong ngắn hạn nên rủi ro không lớn.
Khối lượng giao dịch đã rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày chứng tỏ nhà đầu tư đang thận trọng trở lại.
GMD - CTCP Gemadept
Mẫu hình nến Inverted Hammer xuất hiện liên tục cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan và áp lực bán ra rất lớn trong ngắn hạn.
Giá cổ phiếu GMD sẽ nhận được sự hỗ trợ từ đáy cũ tháng 09/2023 và đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 07/2023 (tương đương vùng 58,000-62,000) nếu tiếp tục giảm.
MSN - CTCP Tập đoàn Masan
Khối lượng giao dịch giảm đột ngột và rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền đang chững lại.
Chỉ báo MACD đã đảo chiều và cho tín hiệu mua trở lại nên tình hình tích cực hơn trong thời gian tới.
Vùng 57,000-60,000 (tương đương Fibonacci Retracement 161.8%) hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn.
TCB - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Hiện tượng giằng co mạnh liên tục diễn ra khi giá cổ phiếu TCB test lại vùng 31,000-32,500 (tương đương đáy cũ bị phá vỡ của tháng 07/2023).
Chỉ báo ADX giảm liên tục và rơi xuống dưới mức 25 điểm chứng tỏ sức mạnh của xu hướng bị suy giảm nghiêm trọng.
Chỉ báo Stochastic Oscillator đang nằm trong vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại thì rủi ro sẽ tăng cao.
TPB - Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Giá cổ phiếu TPB rơi xuống dưới đường SMA 50 ngày. Nếu trong các phiên tới trạng thái này vẫn duy trì thì đà giảm sẽ quay trở lại.
Khối lượng giao dịch giảm và rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền đang chững lại.
Hỗ trợ mạnh trong thời gian tới của TPB là đáy cũ đầu tháng 11/2023 (tương đương vùng 15,500-16,500).
VIB - Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Giá cổ phiếu VIB tiếp tục đà giảm và xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle trong phiên giao dịch 20/11/2023.
Khối lượng giao dịch trồi sụt thất thường xoay quanh mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý nhà đầu tư không ổn định.
Chỉ báo MACD đã chững lại đà tăng. Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại thì rủi ro sẽ tăng cao.
VCI - CTCP Chứng khoán Vietcap
Điểm giao cắt tử thần (Death Cross) xuất hiện giữa SMA 50 ngày và SMA 100 ngày báo hiệu rủi ro tăng lên.
Đỉnh cũ tháng 10/2023 (tương đương vùng 40,000-43,000) đang đóng vai trò kháng cự mạnh trong ngắn hạn.
Khối lượng giao dịch giảm và rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy lực cầu đang yếu đi.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/11/2023, toàn thị trường có 23 mã tăng, 144 mã giảm và 62 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 6.48 triệu CW.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, CTI, DPM, HDB, HSG, NLG, OCB, STB, VIB và VCI.
Chứng khoán mở cửa phiên giao dịch với diễn biến giằng co quen thuộc trong các phiên gần đây. Tuy vậy, xu hướng thị trường vẫn thiên về hướng tăng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/11/2023, toàn thị trường có 127 mã tăng, 49 mã giảm và 59 mã tham chiếu (tham khảo hình bên dưới). Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 1.58 triệu CW.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 29/11/2023. VN30-Index tiếp nối đà tăng nhưng khối lượng có sự suy giảm so với phiên trước và đang nằm dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy các nhà đầu tư vẫn giao dịch khá thận trọng.
VN-Index tăng điểm tốt và duy trì đà tăng tích cực so với phiên trước đó. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ở mức thấp cho thấy tâm lý phân vân của nhà đầu tư đang hiện hữu. Ngoài ra, điểm giao cắt tử thần (Death Cross) giữa SMA 50 ngày và SMA 200 ngày đã xuất hiện báo hiệu triển vọng sắp tới khá bi quan.
VN-Index và HNX-Index tăng nhẹ kèm theo khối lượng trong phiên sáng tiếp tục duy trì ở mức thấp cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang rất thận trọng.
Đầu phiên 29/11, tính tới 9h30, VN-Index tăng điểm khá tích cực, lên mức 1,097.74 điểm. HNX-Index tăng nhẹ, lên mức 225.43 điểm. Đáng chú ý phải kể đến nhóm cổ phiếu rổ VN30 đang đóng góp mạnh mẽ cho chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/11/2023, toàn thị trường có 116 mã tăng, 75 mã giảm và 45 mã tham chiếu (tham khảo hình bên dưới). Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 437,600 CW.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 28/11/2023. VN30-Index đảo chiều tăng cùng với khối lượng có sự cải thiện so với phiên trước đó cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư đã bớt bi quan.
Kết phiên, VN-Index xuất hiện mẫu hình nến Hammer kèm theo khối lượng giao dịch sụt giảm. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn đang hiện diện. Hiện tại, chỉ báo MACD đang thu hẹp khoảng cách với Signal Line. Nếu tín hiệu bán xuất hiện thì khả năng rủi ro sẽ tăng cao.
VN-Index và HNX-Index tiếp nối đà giảm điểm kèm theo khối lượng trong phiên sáng tiếp tục duy trì thấp dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang rất thận trọng.