Nasdaq Composite giảm 2 phiên liên tiếp
Chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Ba (28/3), khi lãi suất tăng gây áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ.
Nhà đầu tư nên làm gì khi thị trường đỏ lửa, lãi suất tăng cao?
Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tránh đưa ra những quyết định quan trọng dựa trên nỗi sợ hãi, cần tái cân bằng danh mục đầu tư và đánh giá lại khả năng chấp nhận rủi ro.
Các thị trường chứng khoán thế giới đang giảm điểm. Lãi suất và số ca nhiễm Covid-19 mới đều tăng lên. Lạm phát vẫn ở mức cao. Bất ổn địa chính trị chưa kết thúc. Tất cả những điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái.
Theo CNN, không cá nhân hay tổ chức nào miễn nhiễm với bất ổn. Nhưng có một số cách để đề phòng thua lỗ và tận dụng tối đa những gì đang có.
![]() Các thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm vì nguy cơ những chính sách tiền tệ và tài khóa bị thắt chặt, tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Ảnh: Reuters. |
Tận dụng sự bùng nổ trong thị trường nhà ở
Đối với những ai từng cân nhắc bán nhà, đây có thể là thời điểm để tạo ra một bước nhảy vọt. Thị trường nhà ở đang bùng nổ. Giá nhà tháng 4 tại Mỹ đã tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước. Còn giá thuê cao hơn gần 17%.
Trong khi đó, lãi suất vay thế chấp tăng hơn 2 điểm phần trăm so với một năm trước, khiến việc mua nhà trở nên tốn kém hơn và làm giảm nhu cầu.
"Với những ai đang có ý định đăng bán nhà, hãy làm điều đó ngay lập tức", chuyên gia lập kế hoạch tài chính Mari Adam (có trụ sở tại Florida) khuyến nghị.
Nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao
Còn theo ông Rob Williams - Giám đốc quản lý Kế hoạch tài chính, thu nhập hưu trí và quản lý tài sản tại Charles Schwab, nên nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp hoặc khi thị trường suy thoái nghiêm trọng.
Điều này rất quan trọng đối với những sự kiện lớn nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như bị sa thải, vốn thường có nguy cơ cao trong thời kỳ suy thoái.
Như vậy, cần đủ tiền mặt, quỹ thị trường tiền tệ hoặc các công cụ thu nhập cố định ngắn hạn để trang trải chi phí sinh hoạt trong vài tháng, trường hợp khẩn cấp hoặc bất cứ khoản chi phí lớn nào cần trả.
Không ra quyết định đầu tư dựa trên tin nóng
Các bản tin nhanh về giá năng lượng, lương thực tăng cao, nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới hay tấn công hạt nhân đều là điều đáng lo ngại. Nhưng việc đưa ra quyết định đầu tư dựa trên sự sợ hãi hay hoảng loạn không phải lựa chọn hay.
"Việc đưa ra một thay đổi lớn trong bối cảnh bấp bênh này thường sẽ làm các vị hối tiếc", ông Don Bennyhoff - Giám đốc đầu tư của Liberty Wealth Advisors - chia sẻ.
![]() Giờ là thời điểm tốt để các nhà đầu tư tái cân bằng danh mục đầu tư. Ảnh: Reuters. |
Nhìn lại các giai đoạn khủng hoảng trong thế kỷ trước, cổ phiếu thường trở lại nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng. Chẳng hạn, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2008, S&P 500 đã phục hồi 11%/năm cho đến năm 2021.
Thời điểm tồi tệ nhất là năm 2008, cổ phiếu lao dốc 38%. Nhưng trong hầu hết năm sau đó, chỉ số này đã tăng điểm. "Việc tiếp tục có thể khó khăn đối với thần kinh của các vị, nhưng sẽ tốt cho danh mục đầu tư", ông Williams bình luận.
Đánh giá lại khả năng chấp nhận rủi ro
Rất dễ để nhà đầu tư tin rằng mình có khả năng chấp nhận rủi ro cao khi giá cổ phiếu tăng vọt. Nhưng nhà đầu tư cần có khả năng chịu đựng những biến động trong dài hạn.
Vì vậy, cần đánh giá lại các khoản đầu tư để đảm bảo rằng chúng vẫn phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư trong tương lai.
“Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro và mất mát”, ông Bennyhoff nhận xét.
"Đối với các mục tiêu dài hạn, cần tính toán xem các vị cảm thấy thoải mái đối với mức độ rủi ro như thế nào, để thu được lợi nhuận lớn hơn, ngăn lạm phát ăn mòn những khoản tiết kiệm và lợi nhuận", ông nói thêm.
Cân bằng lại danh mục đầu tư
Với lợi nhuận thu được từ các mã cổ phiếu tăng kỷ lục trong vài năm qua, giờ là thời điểm tốt để tái cân bằng danh mục đầu tư.
"Các vị có thể nắm giữ quá nhiều cổ phiếu tăng trưởng. Để giúp ổn định lợi nhuận trong tương lai, các vị có thể phân bổ lại một phần tiền vào những cổ phiếu giá trị tăng trưởng chậm hơn thông qua quỹ tương hỗ", bà Adam khuyến nghị.
Nếu các vị đã xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng, phù hợp về mặt thời gian và khả năng chấp nhận rủi ro, sự sụt giảm vừa qua sẽ chỉ là một cái nháy mắt trong kế hoạch đầu tư dài hạn. Ông Rob Williams tại Charles Schwab |
Nhà đầu tư cũng nên đưa trái phiếu vào danh mục đầu tư. "Nếu việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất để đối phó với lạm phát dẫn tới một cuộc suy thoái, trái phiếu có thể sẽ mang lại lợi nhuận tốt", ông Bennyhoff nhận định.
"Trong các đợt suy thoái, trái phiếu chất lượng cao thường hoạt động tốt hơn cổ phiếu", ông nói thêm.
Cẩn trọng với các khoản đầu tư mới
Nếu vừa nhận được một khoản tiền lớn, bà Adam cho rằng nhà đầu tư nên đầu tư từng phần định kỳ trong một khoảng thời gian, thay vì đầu tư tất cả cùng một lúc.
"Hãy đầu tư cẩn trọng theo thời gian, vì tin tức trong tuần này sẽ khác với tuần sau", bà nói.
"Đừng để cảm xúc đối với nền kinh tế hay thị trường phá hoại sự tăng trưởng trong dài hạn. Hãy đầu tư và giữ nguyên tắc", bà Adam nhận xét.
Lịch sử cho thấy mọi người, ngay cả các chuyên gia, thường đưa ra những dự đoán sai về thị trường. Cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu dài hạn là tiếp tục đầu tư và kiên trì với sự phân bổ danh mục của mình. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại trong một năm 2022 nhiều biến động.
"Nếu các vị đã xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng, phù hợp về mặt thời gian và khả năng chấp nhận rủi ro, sự sụt giảm vừa qua sẽ chỉ là một cái nháy mắt trong kế hoạch đầu tư dài hạn", ông Williams nhận định.
Thảo Phương
Chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Ba (28/3), khi lãi suất tăng gây áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ.
Cuối tuần trước, cổ phiếu Deutsche Bank giảm mạnh nhất trong 3 năm và chi phí bảo hiểm cho rủi ro ngân hàng Đức vỡ nợ tăng vọt. Tuy nhiên, các chuyên viên phân tích tại Citigroup đánh giá làn sóng bán tháo cổ phiếu Deutsche Bank thật “phi lý”.
Khủng hoảng niềm tin trong lĩnh vực ngân hàng và rủi ro kinh tế suy thoái do lãi suất tăng cao đang phủ bóng đen lên thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên toàn cầu ngay sau khi giới đầu tư bắt đầu năm mới với kỳ vọng rằng giai đoạn tồi tệ nhất của chứng khoán có thể đã qua.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Sáu. Mặc dù mở phiên với lo sợ rằng khủng hoảng ngân hàng có thể lây lan sang Deutsche Bank, nhưng thị trường đã phục hồi để khép tuần trong sắc xanh.
Chứng khoán châu Âu đỏ lửa trong ngày 24/03 khi nhà đầu tư đánh giá các đợt nâng lãi suất gần đây và thông tin đáng ngại về Deutsche Bank.
Cổ phiếu Deutsche Bank lao dốc hơn 14% trong ngày 24/03 sau khi hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) của ngân hàng này tăng vọt và giới đầu tư lo ngại về sức khoẻ của các ngân hàng châu Âu.
Nhà đầu tư kỳ cựu Mark Mobius cho biết ông tránh mua cổ phiếu ngân hàng, đồng thời khuyến nghị gửi tiền ở nhiều ngân hàng khác nhau.
Kỳ vọng của thị trường đang trái ngược với những gì Fed thông báo về dự định của mình.
Các chuyên gia Phố Wall đang cảnh báo những nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất rằng: Hãy cẩn trọng với những gì mà bạn mong muốn.
Nhiều người đã phải rời bỏ nơi đây, để lại một thành phố hoang vắng đìu hiu.
Những thương vụ đầu tư này đang làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Fed đã ra tay hỗ trợ giải quyết những vấn đề của ngành ngân hàng, song vẫn giảm dần tốc độ tăng lãi suất. Liệu những rắc rối tương tự như năm 1987 có lặp lại?