Trịnh Sướng khai không quan tâm nguồn gốc dung môi mua làm xăng giả
Ngày 9.4, TAND tỉnh Đắk Nông tiếp tục phiên tòa sơ thẩm, xét xử bị cáo Trịnh Sướng và các đồng phạm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Nhà đầu tư ngoại rút lui, Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3 sẽ có nhà đầu tư mới
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) vẫn triển khai bình thường cho dù một đối tác đã rút khỏi liên danh đầu tư dự án.
![]() Mặt bằng để xây dựng nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 đã được san gạt bằng phẳng từ năm 2018, chỉ chờ nhà đầu tư đến khởi côngảnh: Quế Hà
|
Đó là khẳng định của ông Phan Xuân Dương- Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần năng lượng Vĩnh Tân 3, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, khi trả lời PV Thanh Niên.
Trước đó, thông tin Công ty OneEnegry- Hong Kong (chiếm giữ 49% cổ phần) đã rút khỏi dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) và dự án này đang gặp khó khăn được một số báo nước ngoài đăng tải.
Trả lời Thanh Niên, ông Phan Xuân Dương cho rằng đây là thông tin chính xác nhưng đã cũ. Theo đại diện Công ty Cổ phần năng lượng Vĩnh Tân 3, hiện nay Công ty này đã báo cáo Chính phủ Việt Nam về việc này để chuyển cho nhà đầu tư mới.
Ông Phan Xuân Dương cho biết, hiện nay dưới sức ép của các tổ chức môi trường trên thế giới, trong đó có Hội nghị biến đổi khí hậu thứ 21 ở thành phố Paris- Pháp vừa qua. Hầu như tất cả các tổ chức tài chính lớn trên thế giới gây sức ép cho các nhà đầu tư, các nhà sản xuất (thiết bị) là không được đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than; trong đó bao gồm cả các đối tác chiến lược của Dự án nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3.
![]() Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, được xây dựng sát Xóm 7, xã Vĩnh tân huyện Tuy Phong, từng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường cho người dân địa phương Ảnh: Quế Hà
|
Như vậy Dự án nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 có còn không ? ông Phan Xuân Dương nói: “Tôi khẳng định dự án vẫn còn, nhưng chuyển (một phần) sang nhà đầu tư khác. Hiện nay thủ tục chuyển sang cho nhà đầu tư khác đã được “ký nháy”. Hiện chúng tôi đã làm việc với Bộ Công thương và Chính phủ VN để xử lý rồi (chuyển nhà đầu tư). Sau khi chúng tôi có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương thì Thủ tướng đã giao cho Bộ Công thương chủ trì cùng các bộ ngành khác giải quyết. Hiện nay Bộ Công thương đã lấy được ý kiến các bộ, ngành bao gồm Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tập đoàn EVN…. Hiện đã có 3 Bộ có văn bản trả lời rồi”- ông Dương cho hay.
Cũng theo đại diện Công ty CP Năng lượng Vĩnh Tân 3, sau khi Bộ Công thương nhận đủ văn bản của các bộ ngành, Bộ này sẽ tập hợp và báo cáo Chính phủ để Chính phủ quyết định.
![]() Bãi xỉ than ở Trung tâm điện lực Vĩnh Tân đã cao trên 20 mét và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho việc bảo vệ môi trường. Hiện các nhà máy đang nỗ lực lo đầu ra cho bãi xỉ, nhưng lượng xỉ than đưa đi tiêu thụ vẫn rất ít so với lượng tro xỉ đưa vào bãi xỉ mỗi ngày.
|
“Tức là nó (dự án nhà máy Vĩnh Tân 3) sẽ đổi sang người khác làm, dự án vẫn được triển khai bình thường, không có gì thay đổi. Hiện nay tất cả các hợp đồng BOT của dự án, chúng tôi đã ký tắt (ký giao ước, thỏa thuận) hết từ hôm cuối tháng 12.2020. Bây giờ chỉ chờ Chính phủ VN thống nhất việc cho chuyển đổi nhà đầu tư của dự án là triển khai khởi công ngay thôi”. Theo ông Phan Xuân Dương, chủ đầu tư mới của dự án nhiệt điện Vĩnh Tân, chính là chủ đầu tư của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (cũng trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân), tức Công ty Lưới điện Phương Nam (Trung Quốc).
Dự án nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 là dự án lớn nhất VN với 3 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 1.980 MW; vốn đầu tư là hơn 2 tỷ USD, do các nhà đầu tư EVN, Tập đoàn Thái Bình Dương và liên danh OneEnegry- liên danh của Mitshubishi. Dự án này nằm giữa Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, một bên là Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (EVN làm chủ đầu tư) và một bên là Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (chủ đầu tư là EVN, tập đoàn Thái Bình Dương và liên danh Dusan- Mitshubishi).
Hiện nay Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân- Bình Thuận, bao gồm các nhà máy nhiệt điện than đã xây dựng và đi vào vận hành, gồm: Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng; hiện chỉ còn nhiệt điện Vĩnh Tân 3 chưa triển khai xây dựng ở Bình Thuận.
Quế Hà
Ngày 9.4, TAND tỉnh Đắk Nông tiếp tục phiên tòa sơ thẩm, xét xử bị cáo Trịnh Sướng và các đồng phạm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Đại diện Bộ GTVT cho biết, thời điểm hiện tại chưa bàn đến chuyện áp giá sàn vé máy bay. Quan trọng nhất là ổn định hoạt động vận tải hàng không khi dịch COVID-19 còn nhiều phức tạp.
Năm 2020, có 42 dự án BOT có số thu thấp hơn dự kiến, con số này ở năm 2019 và 2018 lần lượt là 43 và 26 dự án, theo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Sáng 8.4, TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Sướng (53 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng - Sóc Trăng) cùng các đồng phạm về hành vi sản xuất, mua bán xăng giả.
Những năm qua, giải ngân vốn ODA ở mức thấp, chưa đạt yêu cầu, gây lãng phí trong khi nguồn vốn vay “đắp chiếu” ở ngân hàng. Để giải quyết tình trạng này, Bộ KH&ĐT đang tìm cách hóa giải thông qua xây dựng Dự thảo Nghị định quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đến ngày 8.4 đã có 55.100 người tại 19 tỉnh, TP thuộc nhóm ưu tiên được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng nhóm tân bộ trưởng khối kinh tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, huy động nguồn lực phát triển đất nước.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giao UBND TP.Thủ Đức rà soát lại cơ sở pháp lý, làm rõ sự cần thiết thành lập 4 trung tâm và lấy ý kiến các sở, ngành liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thời gian qua, việc nhiều hãng thời trang như H&M đăng tải bản đồ "có đường lưỡi bò" phi pháp vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các trang web tiếng Trung nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Trong quý I/2021, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân, các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn vẫn đạt kết quả đáng ghi nhận. Sản lượng điện thương phẩm ước đạt trên 50,8 tỷ kWh.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng giá thức ăn chăn nuôi tăng vừa qua bởi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu với số lượng lớn và giá nguyên liệu tăng.
Gần đây, dự thảo đề án “Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu, nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác...” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là các câu hỏi hoài nghi về tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp, nguy cơ gây mất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, chệch định hướng của chủ sở hữu nhà nước...