Sàn chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ dừng hoạt động sau thảm họa
Sàn Borsa Istanbul tạm ngưng mọi giao dịch chứng khoán sau khi thị trường cắm đầu giảm mạnh và nhà đầu tư hoảng loạn vì hai trận động đất lớn đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
"Ốc đảo" giữa khủng hoảng năng lượng
Theo nghiên cứu của Rystad Energy, với nguồn cung cấp khí đốt đáng tin cậy từ Bắc Phi, giá điện thấp hơn so với phần còn lại của châu Âu và đường ống dẫn năng lượng tái tạo phát triển, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có tiềm năng phát triển thành cường quốc năng lượng mới của châu Âu.
Trong 3 quý đầu năm 2022, Tây Ban Nha trở thành nhà xuất khẩu năng lượng lớn thứ 3 của châu Âu, chỉ sau Thụy Điển và Đức.
Bán đảo Iberia (bao gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) đã chứng tỏ khả năng phục hồi trong cuộc khủng hoảng năng lượng vì bán đảo này không phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Iberia nhận phần lớn khí đốt thông qua các đường ống dẫn từ Algeria và thông qua các hợp đồng nhập khẩu dài hạn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Bên cạnh đó, khu vực này dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất điện nói chung trong năm nay cũng như tăng trưởng bền vững trong những năm tới, chủ yếu nhờ sự mở rộng của năng lượng tái tạo.
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng của Iberia dự kiến sẽ tăng từ 48% vào năm 2021 lên 64% vào năm 2025 và 79% vào năm 2030, đưa khu vực này đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Âu.
“Thông qua sự kết hợp giữa đầu tư, địa lý và chính sách, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tránh được hoặc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu. Carlos Torres Diaz, người đứng đầu bộ phận năng lượng của Rystad Energy cho biết.
Là quốc gia tiên phong trong ngành công nghiệp gió châu Âu, Tây Ban Nha hiện là nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn thứ hai ở châu Âu.
Quốc gia này cũng đặt mục tiêu cung cấp 74% năng lượng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Việc lắp đặt điện mặt trời đã tăng nhanh trong những năm gần đây và điều này dự kiến sẽ còn tăng tốc hơn nữa. Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, việc lắp đặt điện mặt trời sẽ bắt kịp với việc lắp đặt điện gió trên đất liền và chiếm hơn một nửa năng lượng tái tạo của khu vực vào năm 2030.
Trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, điện gió ngoài khơi đang hướng tới một tương lai tươi sáng khi chính phủ tuyên bố vào tháng trước rằng họ sẽ tăng mục tiêu điện gió ngoài khơi của đất nước từ 6 GW lên 10 GW vào năm 2030.
Giải cứu người dùng khí đốt ở châu Âu
Bán đảo Iberia tiêu thụ khoảng 40 Bcm khí đốt mỗi năm và được trang bị cơ sở hạ tầng để tiếp nhận cả khí đốt đường ống châu Phi và hàng hóa LNG quốc tế.
Tây Ban Nha đã vận chuyển khoảng 1,7 Bcm khí đốt tự nhiên trong 10 tháng đầu năm 2022 thông qua hai đường ống hiện có là đường ống dẫn khí Irun-Biriatou và đường ống dẫn khí Larrau–Villar de Arnedo, ở biên giới Tây Ban Nha và Pháp.
Con số này gấp 4 lần lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái. Để tận dụng thêm công suất nhập khẩu LNG dư thừa của mình và xuất khẩu nhiều khí đốt hơn sang Tây Bắc Âu, Tây Ban Nha sẽ có thể vận chuyển nhiều khí đốt hơn thông qua đường ống hiện có tới Pháp, nơi kết nối Bán đảo Iberia với thị trường ở Lục địa Châu Âu.
Trong khi đó, vào cuối tuần trước, có thông tin tiết lộ rằng dự án đường ống dẫn khí đốt dưới biển từ Barcelona ở Tây Ban Nha đến Marseille ở Pháp sẽ dần thay thế nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống bằng các loại khí tái tạo như hydro xanh.
Thủ tướng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp sẽ gặp nhau vào tháng 12 để thảo luận về tài chính cho dự án. Đây không phải là lần đầu tiên hydro được đưa vào chương trình nghị sự để xuất khẩu tiềm năng tái tạo của Iberia nhằm giúp châu Âu loại bỏ khí đốt tự nhiên.
Một hành lang khác cho thương mại hydro xanh đang được Cepsa lên kế hoạch giữa Algeciras ở Tây Ban Nha và Rotterdam ở Hà Lan, trong khi Shell lên kế hoạch cho chuỗi cung ứng hydro giữa Sines ở Bồ Đào Nha và Rotterdam.
Như vậy, nhờ sự kết hợp giữa đầu tư, địa lý và chính sách, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không những giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng mà còn có thể trở thành "người giải cứu" cho châu Âu.
Khủng hoảng năng lượng "giáng đòn" mạnh vào nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Đức cảnh báo tình trạng xấuSàn Borsa Istanbul tạm ngưng mọi giao dịch chứng khoán sau khi thị trường cắm đầu giảm mạnh và nhà đầu tư hoảng loạn vì hai trận động đất lớn đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Nhà đầu tư toàn cầu đã mua kỷ lục 21 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc từ đầu năm 2023, khi dữ liệu kinh tế tích cực khiến các trader nghĩ rằng đà tăng sẽ còn kéo dài.
Loài hoa lan được chọn đặt tên Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân mang tên “Pham Le Tran Chinh” - ghép giữa họ tên Thủ tướng và Phu nhân có hoa bố nguồn gốc từ Việt Nam, hoa mẹ là loài hoa xuất phát từ Singapore, mang vẻ đẹp rực rỡ và huyền ảo.
Điều này trái ngược với kỳ vọng của nhà đầu tư trong 2 tháng vừa qua về việc Fed sau khi tăng lãi suất 8 lần trong năm qua đã gần kết thúc chu kỳ thắt chặt.
Cuộc thi ô tô đua bay sẽ sớm được phát sóng trên toàn thế giới với dự định để bộ môn này xuất hiện ở Olympic 2032.
Kể từ cuối tháng 1, tất cả các tầng của toà Exchange đã được nâng lên và cố định vào đúng vị trí, chỉ còn lại 2 tầng dưới cùng sẽ được xây dựng theo cách thông thường.
Vốn hóa thị trường của Alphabet mất 100 tỷ đô trong ngày 08/02, sau khi chatbot mới của công ty chia sẻ thông tin sai trong video quảng cáo.
Hàng loạt vụ cướp đã xảy ra khiến người Nhật ngày càng hoang mang.
9/2/2020, Hàn Quốc ghi nhận dấu mốc quan trọng và xác lập một kỷ lục thế giới.
Cuộc đời vô thường khiến chính vị tỷ phú cũng không lường trước được sự báo đáp hào phòng của mình lại gặp khó khăn như vậy.
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm vào ngày thứ Tư (08/02), khi nhà đầu tư chuyển sang tập trung vào loạt kết quả kinh doanh mới nhất của các doanh nghiệp. Phố Wall cũng tiếp tục cân nhắc triển vọng về các động thái chính sách trong tương lai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Từng là một người không đủ tiền để trang trải cuộc sống, Hillary Flur đã trở thành chủ của 2 bất động sản hàng trăm nghìn mét vuông.