Thị trường chứng quyền 26/02/2021: Tốt xấu đan xen
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 25/02/2021 với 58 mã giảm giá, 48 mã đứng giá và 12 mã tăng giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng hơn 179 ngàn đơn vị.
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 04/01: VN-Index tạo mẫu hình Rising Window
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 04/01/2021, VN-Index tiếp tục duy trì sự tích cực khi tạo mẫu hình Rising Window. Bên cạnh đó, chỉ số đã vượt lên trên vùng kháng cự 1,100-1,110 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%).
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 04/01/2021, VN-Index tiếp tục duy trì sự tích cực khi tạo mẫu hình Rising Window. Bên cạnh đó, chỉ số đã vượt lên trên vùng kháng cự 1,100-1,110 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%).
Nếu chỉ số vẫn giữ vững bên trên vùng này thì mục tiêu tiếp theo của VN-Index sẽ là vùng 1,190-1,210 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 161.8% hội tụ cùng đỉnh cũ tháng 04/2018).
Chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator đều đã cho tín hiệu mua, qua đó cho thấy tình hình hiện tại đang khá tích cực.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 04/01/2021, HNX-Index tiếp tục tăng điểm, số mã tăng cao hơn số mã giảm cho thấy bên mua vẫn đang chiếm được ưu thế.
Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 phiên trong những ngày gần đây cho thấy sự ổn định của dòng tiền.
Chỉ số đã bứt phá khỏi vùng kháng cự 185-195 điểm (đỉnh cũ tháng 10/2009). Mục tiêu tiếp theo của HNX-Index sẽ là vùng 215-220 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%).
DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng
Ở phiên sáng ngày 04/01/2021, giá cổ phiếu DIG tạo cây nến White Closing Marubozu và vượt lên trên các cây nến trước đó cho thấy tình hình đang khá tích cực. Khối lượng giao dịch tăng cao hơn ngày trước đó chỉ trong phiên sáng cho thấy dòng tiền đang trở lại.
Mục tiêu tiếp theo của DIG ở nhịp tăng này sẽ là ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% (quanh mức 33,000). Khối lượng giao dịch cần duy trì ổn định ở mức cao để khả năng này có thể xảy ra.
Tuy nhiên, nếu trường hợp điều chỉnh bất ngờ xuất hiện thì vùng đỉnh cũ tháng 03/2018 (tương đương vùng 22,500-24,000) sẽ là hỗ trợ quan trọng của cổ phiếu.
Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho mua trở lại. Nếu chỉ báo MACD cũng cho tín hiệu tương tự thì tình hình của cổ phiếu sẽ tích cực hơn.
FLC - CTCP Tập đoàn FLC
Giá cổ phiếu bứt phá khỏi đường SMA 50 ngày sau giai đoạn thường xuyên kết phiên quanh hỗ trợ này, qua đó cho thấy đà tăng nhiều khả năng trở lại trong thời gian tới.
Nếu đường SMA 50 ngày vẫn được giữ vững thì FLC có thể tiến lên test lại vùng đỉnh cũ tháng 11/2020 (tương đương vùng 5,000-5,300). Đây sẽ là kháng cự gần nhất của FLC.
Chỉ báo MACD đã tăng trở lại sau khi cho mua tại ngưỡng 0, qua đó chứng tỏ tình hình hiện tại khá lạc quan. Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator cũng đã cho tín hiệu mua trong phiên trước đó.
Giá cổ phiếu đã vượt qua trendline dài hạn bắt đầu từ tháng 09/2017 và giá cổ phiếu đang nằm trên các đường MA quan trọng nên xu hướng tăng dài hạn của cổ phiếu đang trở lại.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 25/02/2021 với 58 mã giảm giá, 48 mã đứng giá và 12 mã tăng giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng hơn 179 ngàn đơn vị.
Giao dịch theo đường trung bình động (Moving Average) là một trong những phương pháp đầu tư phổ biến và dễ thực hiện. Phương pháp này có nhiều ưu điểm cũng nhưng nhiều hạn chế mà nhà đầu tư cần phải lưu ý.
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AAA, BVH, HBC, MBB, MSN, NVL, PDR, STB, VNM và VIC.
VN- Index sáng nay mở cửa tăng hơn 5 điểm, sau khi mất 15 điểm chiều qua. Sàn HOSE có gần 250 mã tăng giá, nhiều gấp 4 lần số mã giảm giá.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng quyền trong phiên giao dịch ngày 24/02/2021 với 99 mã giảm giá, 5 mã đứng giá và 12 mã tăng giá. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng hơn 381 ngàn đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 24/02/2021. Basis hợp đồng VN30F2103 đảo chiều và đạt giá trị -5.18 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang không lạc quan về triển vọng của VN30-Index.
Thị trường đã có một phiên lao dốc khá mạnh và chứng kiến rất nhiều mã chìm trong sắc đỏ. Giới phân tích dự báo phiên giao dịch ngày mai 25/02/2021 có thể sẽ diễn ra giống như phiên ngày 20/01/2021 trước đó.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 24/02/2021, VN-Index một lần nữa tiến vào test vùng kháng cự 1,180-1,210 điểm. Tuy nhiên, lực bán tiếp tục xuất hiện mạnh khiến chỉ số thu hẹp phần lớn sắc xanh trước đó.
Phân tích đồ thị, nhận biết xu hướng và đề xuất chiến lược giao dịch đầu tư trên thị trường tiền kỹ thuật số quốc tế.
Sau khi phiên ATO vừa mới kết thúc, VN-Index tăng điểm khá tích cực khi xanh hơn 7 điểm. Sắc xanh chiếm ưu thế lớn ở nhóm cổ phiếu rổ VN30 khi chỉ có GAS và PDR là không tăng điểm cùng thị trường.
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 23/02/2021 với 57 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 49 mã giảm giá. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng hơn 381 ngàn đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 23/02/2021. Basis hợp đồng VN30F2103 đảo chiều và đạt giá trị 3.93 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang lạc quan hơn về triển vọng của VN30-Index.