Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 19-23/04/2021
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 08/04: VN-Index xuất hiện tín hiệu điều chỉnh
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 08/04/2021, VN-Index xuất hiện điều chỉnh và tạo mẫu hình nến Bearish Engulfing ngay dưới vùng kháng cự 1,250-1,260 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%).
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 08/04/2021, VN-Index xuất hiện điều chỉnh và tạo mẫu hình nến Bearish Engulfing ngay dưới vùng kháng cự 1,250-1,260 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%).
Nếu tình trạng này vẫn được duy trì khi kết phiên thì tín hiệu đảo chiều sẽ xuất hiện. Và tín hiệu này sẽ được xác nhận nếu chỉ số tiếp tục sụt giảm trong phiên giao dịch tiếp theo.
Chỉ báo Relative Strength Index đã đảo chiều sau khi test lại trendline dài hạn và đã rơi xuống dưới vùng quá mua (overbought), qua đó cho thấy rủi ro điều chỉnh đang tăng lên.
Vùng 1,180-1,210 điểm (đỉnh cũ tháng 01/2021 hội tụ cùng ngưỡng Fibonacci Projection 50%) sẽ là hỗ trợ quan trọng của chỉ số nếu trạng thái điều chỉnh quay trở lại trong thời gian tới.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 08/04/2021, HNX-Index tạo mẫu hình nến Doji chứng tỏ bên mua và bên bán đang khá cân bằng. Khối lượng giao dịch vượt xa 50% phiên trước đó chỉ trong buổi sáng chứng tỏ dòng tiền đang quay trở lại.
Chỉ số đang sideway trong những phiên gần đây. Mọi xu hướng tiếp theo của HNX-Index chỉ được xác nhận khi chỉ số rời khỏi xu hướng đi ngang này. Mục tiêu của nhịp tăng vẫn đang là vùng 330-340 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 100%).
DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng
Khối lượng giao dịch tăng cao đột biến và vượt xa mức trung bình 20 ngày trong phiên sáng ngày 08/04/2021 cho thấy dòng tiền đang quay trở lại khá mạnh mẽ. Giá cổ phiếu tạo mẫu hình nến White Marubozu chứng tỏ bên mua đang chiếm được ưu thế lớn.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu DIG đã vượt lên trên cận trên của mẫu hình hình chữ nhật (rectangle) và ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%, qua đó cho thấy đà tăng đang quay trở lại đối với DIG.
Xu hướng tăng vẫn đang là xu hướng chính của cổ phiếu khi trendline tăng trung hạn (bắt đầu từ tháng 10/2020) vẫn được giữ vững và giá cổ phiếu đang nằm trên các đường MA quan trọng.
Nếu DIG có thể vượt lên trên đỉnh cũ tháng 01/2021 (quanh mức 32,000) thì đà tăng của cổ phiếu sẽ được củng cố. Vùng 41,000-43,000 (ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%) sẽ là mục tiêu tiếp theo của DIG.
VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Sau khi vượt được vùng đỉnh lịch sử (tương ứng vùng 41,000-43,000), giá cổ phiếu VPB đã quay trở lại test vùng này và hiện tại đã tăng vượt lên trên đỉnh cũ tháng 03/2021. Giá cổ phiếu đang thiết lập những mức cao mới.
Giá cổ phiếu đang nằm trên các đường trung bình. Đường SMA 50 ngày đang nằm trên các đường SMA 100 ngày và đường SMA 200 ngày nên xu hướng tăng vẫn đang là xu hướng chính. Mục tiêu của VPB trong nhịp tăng này sẽ là vùng 49,000-50,000 (ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%).
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch giảm dần kể từ khi giá vượt đỉnh lịch sử. Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator đang trong vùng overbought, nếu chỉ báo xuất hiện tín hiệu bán trong vùng này thì rủi ro điều chỉnh sẽ gia tăng.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/04/2021, VN-Index tiếp tục sụt giảm sau khi xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều Dark Cloud Cover trong phiên trước đó. Nếu trạng thái giảm điểm vẫn được duy trì khi kết phiên thì tín hiệu đảo chiều sẽ được xác nhận.
VN-Index tiếp tục sụt giảm sau khi tạo mẫu hình nến đảo chiều Dark Cloud Cover. Đầu phiên chỉ số giảm hơn 4 điểm. HNX-Index và chỉ số đại diện sàn UPCoM cũng đang rơi vào sắc đỏ.
Mặc dù chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19 nhưng ngành bán lẻ vẫn được giới phân tích đánh giá là còn nhiều dư địa tăng trưởng trong dài hạn. CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành này.
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 15/04/2021 với 41 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 43 mã giảm giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 236 ngàn đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 15/04/2021. Basis hợp đồng VN30F2104 đảo chiều và đạt giá trị -0.3 điểm. Basis hợp đồng VN30F2105 đạt giá trị -4.10 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang bi quan về triển vọng của VN30-Index.
Mốc 1,250 điểm vẫn đang là kháng cự mạnh đối với VN-Index tại thời điểm hiện tại. Vùng 1,180-1,210 điểm sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu chỉ số tiếp tục xuất hiện điều chỉnh mạnh.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 15/04/2021, VN-Index tạo khoảng trống tăng giá (gap up/rising window). Hiện tại, chỉ số vẫn đang test lại vùng kháng cự 1,250-1,260 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%).
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, ngành cảng biển có triển vọng khá tích cực trong thời gian tới. Các cổ phiếu đáng chú ý trong ngành này gồm có CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) và CTCP Gemadept (HOSE: GMD).
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, GEX, GTN, HBC, HDB, HII, STB, TPB, VJC và VEA.
Chỉ số VN-Index mở cửa tăng mạnh, tạo một gap lớn nhờ sự đồng thuận tăng giá ở nhóm cổ phiếu Large Cap.
Sắc xanh quay trở lại thị trường chứng quyền trong phiên giao dịch ngày 14/04/2021 với 61 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 24 mã giảm giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng hơn 2.2 triệu đơn vị.