Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 19-23/04/2021
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/02: VN-Index duy trì sắc xanh nhẹ
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 24/02/2021, VN-Index một lần nữa tiến vào test vùng kháng cự 1,180-1,210 điểm. Tuy nhiên, lực bán tiếp tục xuất hiện mạnh khiến chỉ số thu hẹp phần lớn sắc xanh trước đó.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 24/02/2021, VN-Index một lần nữa tiến vào test vùng kháng cự 1,180-1,210 điểm. Tuy nhiên, lực bán tiếp tục xuất hiện mạnh khiến chỉ số thu hẹp phần lớn sắc xanh trước đó.
Chỉ số tiếp tục tạo cây nến có thân nhỏ cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá giằng co. Vùng đỉnh lịch sử 1,180-1,210 điểm vẫn đang là thử thách khá khó để vượt qua. Khối lượng giao dịch trong lần test này khá thấp so với lần test tháng 01/2021, qua đó cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Nếu VN-Index bất ngờ điều chỉnh ở vùng đỉnh lịch sử thì hỗ trợ gần nhất của chỉ số sẽ là vùng 1,100-1,130 điểm (hội tụ của Rising Window ngày 17/02/2021 và đường SMA 50 ngày).
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 24/02/2021, HNX-Index tạm dừng với cây nến có bóng dưới dài (long lower shadow), qua đó cho thấy xuất hiện lực mua ở vùng giá thấp đã giúp chỉ số tăng điểm trở lại.
HNX-Index đang tiến gần vùng kháng cự 245-250 điểm (đỉnh cũ tháng 01/2021 hội tụ với ngưỡng Fibonacci Projection 38.2%). Nếu vượt hoàn toàn được vùng này thì đà tăng của chỉ số sẽ được củng cố mạnh mẽ.
FLC - CTCP Tập đoàn FLC
Giá cổ phiếu đang di chuyển giằng co với biên độ hẹp dần vào những ngày gần đây. Nếu giá cổ phiếu có thể bứt phá hoàn toàn trendline giảm ngắn hạn bắt đầu từ tháng 01/2021 thì mẫu hình cờ đuôi nheo (pennant pattern) sẽ được hình thành. Theo mẫu hình này, mục tiêu giá của FLC sẽ là vùng 8,500-9,000.
Khối lượng giao dịch đang duy trì mức thấp (dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất) cho thấy nhà đầu tư đang khá thận trọng. Khối lượng giao dịch cần được cải thiện để khả năng bứt phá được tăng cao.
Chỉ báo MACD vẫn duy trì tín hiệu bán và đang giảm dần. Chỉ báo Stochastic Oscillator vẫn đang cho tín hiệu tiêu cực, qua đó cho thấy rủi ro sụt giảm là vẫn còn.
Vùng 4,800-5,300 (đỉnh cũ tháng 11/2020 hội tụ cùng đường SMA SMA 50 ngày) sẽ là hỗ trợ quan trọng của FLC nếu trạng thái điều chỉnh bất ngờ xuất hiện.
TCH - CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy
Sau khi nhận được sự hỗ trợ của các đường MA quan trọng, giá cổ phiếu TCH đã bật tăng trở lại. Đường SMA 100 ngày hiện đã cắt lên trên đường SMA 200 ngày, đường SMA 50 ngày cũng đang nằm trên các đường này cho nên xu hướng tăng đang là xu hướng dài hạn của cổ phiếu này.
Mục tiêu tiếp theo của TCH sẽ là vùng 25,000-27,000 (đỉnh cũ tháng 01/2021). Đây sẽ là vùng kháng cự quan trọng khi hội tụ nhiều đỉnh cũ của cổ phiếu trong quá khứ.
Chỉ báo MACD đã vượt ngưỡng 0 và cho tín hiệu mua ngay sau đó. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua khi về gần vùng oversold. Những điều này cho thấy tình hình của cổ phiếu đang khả quan trở lại.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/04/2021, VN-Index tiếp tục sụt giảm sau khi xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều Dark Cloud Cover trong phiên trước đó. Nếu trạng thái giảm điểm vẫn được duy trì khi kết phiên thì tín hiệu đảo chiều sẽ được xác nhận.
VN-Index tiếp tục sụt giảm sau khi tạo mẫu hình nến đảo chiều Dark Cloud Cover. Đầu phiên chỉ số giảm hơn 4 điểm. HNX-Index và chỉ số đại diện sàn UPCoM cũng đang rơi vào sắc đỏ.
Mặc dù chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19 nhưng ngành bán lẻ vẫn được giới phân tích đánh giá là còn nhiều dư địa tăng trưởng trong dài hạn. CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành này.
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 15/04/2021 với 41 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 43 mã giảm giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 236 ngàn đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 15/04/2021. Basis hợp đồng VN30F2104 đảo chiều và đạt giá trị -0.3 điểm. Basis hợp đồng VN30F2105 đạt giá trị -4.10 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang bi quan về triển vọng của VN30-Index.
Mốc 1,250 điểm vẫn đang là kháng cự mạnh đối với VN-Index tại thời điểm hiện tại. Vùng 1,180-1,210 điểm sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu chỉ số tiếp tục xuất hiện điều chỉnh mạnh.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 15/04/2021, VN-Index tạo khoảng trống tăng giá (gap up/rising window). Hiện tại, chỉ số vẫn đang test lại vùng kháng cự 1,250-1,260 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%).
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, ngành cảng biển có triển vọng khá tích cực trong thời gian tới. Các cổ phiếu đáng chú ý trong ngành này gồm có CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) và CTCP Gemadept (HOSE: GMD).
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, GEX, GTN, HBC, HDB, HII, STB, TPB, VJC và VEA.
Chỉ số VN-Index mở cửa tăng mạnh, tạo một gap lớn nhờ sự đồng thuận tăng giá ở nhóm cổ phiếu Large Cap.
Sắc xanh quay trở lại thị trường chứng quyền trong phiên giao dịch ngày 14/04/2021 với 61 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 24 mã giảm giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng hơn 2.2 triệu đơn vị.