Thị trường chứng quyền 27/05/2022: Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện diện
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/05/2022, toàn thị trường có 52 mã giảm, 30 mã tăng và 20 mã đứng giá. Khối ngoại trở lại bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 1.3 triệu đơn vị.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã POW) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021.
Năm 2021, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty đạt hơn 14,7 triệu kWh, đạt 79% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng điện tại Nhà máy điện Vũng Áng 1 và Nhà máy điện Cà Mau 1&2 chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 5.5 triệu KWh và 4,3 triệu KWh, lần lượt hoàn thành 87% và 67% kế hoạch.
Nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng điện chưa đạt kế hoạch là trong năm 2021 nhu cầu phụ tải trên hệ thống tiếp tục giảm mạnh do tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát trên khắp cả nước.
Nhiều tỉnh, thành phố đã tiến hành cách ly xã hội và các nhà máy điện năng lượng mặt trời vẫn đang được huy động tối đa công suất dẫn đến giá thị trường không cao. Các nhà máy điện của PV Power được huy động mức tải thấp.
Bên cạnh đó, ngày 19/9/2021, tổ máy S1 của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 gặp sự cố tuabin máy phát trong quá trình khởi động. Hiện, các công việc khắc phục và xử lý sự cố vẫn đang được thực hiện nhằm nhằm đưa tổ máy S1 trở lại vận hành trong thời gian sớm nhất.
Về tình hình kinh doanh, doanh thu năm 2021 của POW ước đạt 25.625 tỷ đồng, giảm gần 14% so với năm 2020 và thực hiện 90% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế toàn tổng công ty năm 2021 ước đạt 1.917 tỷ đồng, giảm 25% so với năm trước đó nhưng vẫn vượt 45% kế hoạch năm.
Như vậy, tính riêng quý 4/2021, Tổng công ty ước đạt 4.658 tỷ đồng doanh thu, giảm 41% so với cùng kỳ. PV Power ghi nhận lỗ sau thuế 116 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn nghìn tỷ đồng.
Giải trình về kết quả kinh doanh "đi lùi" trong quý 4/2021, ban lãnh đạo cho biết sự cố tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 là nguyên nhân lớn tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của PV Power.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, PV Power đã thuê nhà sản xuất gốc Toshiba (Nhật Bản) đánh giá hư hỏng, đồng thời mời khảo sát và gửi các thông tin liên quan đến sự cố tới các đơn vị sửa chữa uy tín trên thế giới (GE, MD&A, Sulxer, Stock...).Hiện tại, Tổng Công ty cũng đã làm việc với đơn vị giám định tổn thất bảo hiểm về các phương án khắc phục sự cố.
Bên cạnh tình hình kinh doanh, PV Power cũng báo cáo công tác đầu tư xây dựng và tình hình thực hiện các dự án trong năm 2021. Về Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3,4, Công ty đã thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu dự án, hoàn thành lựa chọn nhà thầu tư vấn kỹ thuật và gói thầu thi công san lấp và đã khởi công thi công san lấp mặt bằng dự án trong tháng 11/2021.
Về Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh (công suất 1.500MW), PV Power đã khởi công vào tháng 10/2021 và đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong mảng phát triển năng lượng tái tạo, Công ty cũng đã hoàn thành đầu tư 5 dự án điện mặt trời mái nhà tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Cà Mau với công suất 4,5 MWP.
Năm 2022, ban lãnh đạo PV Power đặt mục tiêu sản lượng điện cả năm đạt 13,9 triệu KWh. Về kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 lần lượt là 24.242 tỷ đồng và 743 tỷ đồng, giảm tương ứng 3,4% và 61% so với ước tính năm 2021.
Bên cạnh đó, đơn vị cho biết sẽ tiếp tục triển khai các dự án trong năm 2021 và tiếp tục nghiên cứu phát triển các dự án mới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/05/2022, toàn thị trường có 52 mã giảm, 30 mã tăng và 20 mã đứng giá. Khối ngoại trở lại bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 1.3 triệu đơn vị.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 26/05/2022, VN-Index xuất hiện mẫu hình nến Spinning Top cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân trong ngắn hạn.
Sabeco, FPT, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, C32 là những doanh nghiệp có chính sách trả cổ tức tiền mặt ổn định.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, CTD, HDB, HTN, KLB, LIG, PSH, STB, VJC và VNM.
Nhiều thông tin tích cực được công bố đã giúp tâm lý nhà đầu tư dường như vững vàng hơn, thị trường chứng khoán nhờ đó tiếp tục trên con đường hồi phục.
Cổ phiếu PDR đóng cửa phiên 25/5 chỉ còn 52.800 đồng/cổ phiếu, giảm gần 27% so với mức đỉnh sau chia cổ tức và tăng vốn. Chính điều này dẫn đến tài sản đảm bảo cho lô cổ phiếu 500 tỷ của PDR bị thiếu hụt.
Nhịp giảm mạnh vừa qua đưa mức định giá các cổ phiếu chứng khoán về mức hợp lý hơn, P/B của hầu hết các CTCK đã xuống dưới 2, thậm chí nhiều cổ phiếu còn dưới 1, thấp hơn nhiều so với giai đoạn bùng nổ hồi đầu tháng 11 năm ngoái.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 25/05/2022. Basis hợp đồng VN30F2206 mở rộng hơn so với phiên trước đó và đạt giá trị -11.4 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu bi quan hơn so với triển vọng của VN30-Index.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/05/2022, toàn thị trường có 79 mã tăng, 13 mã giảm và 10 mã đứng giá. Khối ngoại trở lại mua ròng với tổng mức mua ròng hơn 2.5 triệu đơn vị.
Những thông điệp và hành động quyết liệt, mạnh mẽ của Chính phủ cùng các bộ ngành được giới chuyên gia đánh giá sẽ có những tác động tích cực với thị trường chứng khoán trong trung, dài hạn.
VN-Index tăng mạnh và hình thành mẫu hình nến White Closing Marubozu. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch bật tăng mạnh mẽ và nằm trên mức trung bình 20 ngày gần nhất cho thấy triển vọng ngắn hạn đang khá tích cực.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 25/05/2022, VN-Index xuất hiện cây nến xanh và tiếp tục hồi phục cho thấy chỉ số đã tìm được điểm cân bằng.