Tìm người thi hành án 11.000 tỉ đồng của bà Hứa Thị Phấn
Bà Hứa Thị Phấn còn 18 bất động sản được giao cho Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn quản lý, xử lý để thu hồi hơn 140 tỉ đồng tiền nợ
Theo báo cáo tài chính của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo đến thời điểm này, tổng tài sản của các nhà băng đã đạt hơn 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 17,07% so với đầu năm.
Trong đó, top 10 nhà băng có quy mô tài sản lớn nhất đang nắm giữ 9,97 triệu tỷ đồng, tương ứng với 77,5% tổng tài sản các ngân hàng được thống kê.
BIDV, Vietcombank, VietinBank vẫn đang đứng đầu bảng xếp hạng với tổng tài sản hơn 5,74 triệu tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm và chiếm gần 1 nửa tổng tài sản của các nhà băng (44,68%).
Trong đó, BIDV có quy mô tài sản lớn nhất với hơn 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 20,37% so với năm trước.
Cho vay khách hàng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tài sản của ngân hàng này. Theo đó, khoản này chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng tài sản, đóng góp hơn 167 nghìn tỷ vào việc mở rộng quy mô bảng cân đối kế toán của nhà băng này.
Vietcombank theo sau với khối tài sản hơn 1,81 triệu tỷ, tăng 28,21% so với đầu năm. Đây cũng là nhà băng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất trong 28 nhà băng được khảo sát. Ba động lực chính giúp tài sản Vietcombank mở rộng mạnh mẽ đến từ: 1) Cho vay khách hàng; 2) Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác và 3) Tiền gửi tại NHNN.
Xếp thứ 3 là VietinBank. Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của nhà băng này là gần 1,81 triệu tỷ, tăng 18,13% so với đầu năm. Đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng tài sản của nhà băng này là khoản cho vay khách hàng (tăng hơn 144 nghìn tỷ) cùng tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác (tăng hơn 93 nghìn tỷ).
Ở khối ngân hàng tư nhân, MB đứng đầu với khối tài sản trị giá hơn 729 nghìn tỷ, tăng trưởng gần 20% so với đầu năm. Quy mô bảng cân đối kế toán của nhà băng này được mở rộng chủ yếu nhờ 2 nhân tố là cho vay khách hàng (đóng góp hơn 97 nghìn tỷ vào đà tăng trưởng) và chứng khoán đầu tư (tăng hơn 30,7 nghìn tỷ).
Techcombank theo sau với quy mô tài sản gần 700 nghìn tỷ, tăng 22,91% so với đầu năm. Cho vay khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 60% tổng tài sản) và là động lực chính thúc đẩy tài sản của nhà băng này (đóng góp hơn 70 nghìn tỷ vào tăng trưởng tài sản).
5 ngân hàng còn lại trong top 10 ngân hàng có tài sản lớn nhất là VPBank (tài sản hơn 631 nghìn tỷ); ACB (~608 nghìn tỷ); Sacombank (592 nghìn tỷ); Cuối cùng là SHB và HDBank khi ghi nhận con số này lần lượt là 551,4 và 416,3 nghìn tỷ.
Về mặt tăng trưởng, thống kê cho thấy có 18/28 ngân hàng có tăng trưởng tài sản trên 10%. Trong đó, 5 ngân hàng có tốc độ mở rộng quy mô tài sản nhanh nhất đều ghi nhận con số này trên 20%.
Cụ thể 5 nhà băng này là Vietcombank (28,21%); Techcombank (22,91%); NCB (21,77%); PGBank (20,9%) và BIDV (20,37%).
Một số ngân hàng như MB và BaoVietBank cũng có tốc độ tăng trưởng tài sản áp sát 20%. Cụ thể 2 nhà băng này lần lượt ghi nhận chỉ tiêu này là 19,99% và 19,57%.
Theo các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng tài sản của các ngân hàng năm nay nhìn chung có cao hơn so với mọi năm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc hạn mức tăng trưởng tín dụng lên đến 14,5% cao hơn so với mức 10-12% thường thấy trong nhiều năm trở lại đây.
Những ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay?Bà Hứa Thị Phấn còn 18 bất động sản được giao cho Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn quản lý, xử lý để thu hồi hơn 140 tỉ đồng tiền nợ
Lãi suất VND liên ngân hàng giảm sâu sau khi NHNN quyết định giảm 1 điểm % một số loại lãi suất điều hành từ ngày 15/3
Xe Ô tô Mazda 3, Macbook Air, iPhone 14 Pro max, sổ tiết kiệm và hàng trăm quà tặng tiền mặt… là những giải thưởng siêu giá trị mà Lienvietpostbank dành tặng khách hàng qua chương trình quay số trúng thưởng "Mừng sinh nhật – Rinh quà chất".
NHNN đã bơm ròng cho hệ thống ngân hàng 52.466 tỷ đồng trong tuần qua (13-17/3) khi lượng lượng tín phiếu phát hành trước đó đáo hạn.
Nhà băng cuối cùng niêm yết mức 9,5% cũng đã điều chỉnh biểu lãi suất từ ngày 20/3.
Không chỉ doanh nghiệp không thích lãi suất cao, ngay cả ngân hàng cũng không thích điều này.
Trong phiên 17/3, hệ thống ngân hàng không mượn 1 đồng nào từ Nhà điều hành trên thị trường mở.
Sáng nay (19/3), giá vàng miếng SJC trụ vững quanh mốc 67,7 triệu đồng/lượng, mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 tới nay. Trong khi đó, giá vàng thế giới duy trì sát mốc 2.000 USD/ounce.
Trong tuần có 16 trong 27 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, tập trung ở nhóm vốn hoá lớn.
Sau đợt giảm đồng loạt từ đầu tháng 3 đến nay, hiện chỉ còn 1 ngân hàng niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ở mức trên 9%/năm.
Trên một số trang web bất động sản, căn nhà 2 tầng này từng được rao bán với giá 650 triệu/m2, tương đương hơn 100 tỷ.
Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, động thái giảm lãi suất mới đây cho thấy nhà điều hành đang phát đi một một tín hiệu rằng nền kinh tế tương đối ổn định, thị trường tài chính tiền tệ có chiều hướng tốt trong thời gian tới.