45 phút khiến thị trường 'quay xe' tăng dựng đứng và 'nỗi khổ' của Chủ tịch Fed
Thị trường chứng khoán Mỹ đang diễn biến theo cách mà Fed không hề mong muốn.
S&P 500 chấm dứt chuỗi lao dốc
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Năm (08/12), khi S&P 500 chấm dứt chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2022 và Phố Wall đánh giá khả năng suy thoái kinh tế trong tương lai.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 tiến 0.75% lên 3,963.51 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 183.56 điểm (tương đương 0.55%) lên 33,781.48 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.13% lên 11,082.00 điểm.
Bất chấp đà tăng trong ngày thứ Năm, chứng khoán Mỹ hiện vẫn ghi nhận mức giảm từ đầu tuần đến nay, với Dow Jones mất 1.88%. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 2.66% và 3.31%.
Chuyên gia phân tích cho rằng dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp công bố trong ngày thứ Năm như chất xúc tác có khả năng cho hành động của thị trường.
Cụ thể, dữ liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nhẹ. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp liên tục đã đặt mức cao nhất kể từ tháng 02/2022, một bước đi đúng hướng đối với nền kinh tế để có thể thúc đẩy câu chuyện rằng thị trường lao động cần bị phá vỡ để Fed có thể giảm lạm phát thành công.
Đây có thể được xem là thị trường đã chuyển tin xấu thành tin tốt, các chuyên gia phân tích cho biết.
Nhóm cổ phiếu công nghệ và chất bán dẫn đã gặp khó khăn trong đợt bán tháo mạnh năm nay cũng khởi sắc trong phiên ngày thứ Năm, với cổ phiếu Nvidia và Amazon lần lượt vọt 6.5% và 2.1%. Cổ phiếu Activision Blizzard giảm khi FTC kiện để ngăn việc mua lại của Microsoft. Cổ phiếu Gamestop leo dốc 11% sau khi công bố lợi nhuận vào cuối ngày thứ Tư (07/12).
Sự chú ý của nhà đầu tư vẫn tập trung vào cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới, tại đó ngân hàng trung ương được nhiều kỳ vọng sẽ quyết định nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Đó là mức nâng nhỏ hơn so với 4 đợt nâng lãi suất trước đó, tuy nhiên, có thể làm giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế khi Fed cố gắng kìm hãm lạm phát.
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 11 công bố vào tuần tới cũng sẽ cung cấp thông tin rõ ràng hơn về hướng đi của lạm phát, cùng với chỉ số giá sản xuất PPI công bố vào ngày 09/12.
An Trần (theo CNBC)
Thị trường chứng khoán Mỹ đang diễn biến theo cách mà Fed không hề mong muốn.
Tuần báo Thời đại (Trung Quốc) ngày 30/1 đưa tin, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, thị trường tiêu dùng tại Trung Quốc tiếp tục tăng. Không chỉ ngành du lịch, điện ảnh và truyền hình, mà thị trường hàng xa xỉ cũng đang bùng nổ.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tin rằng kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế châu Á sẽ phát triển mạnh nếu quốc gia này quay về vị thế vốn có của mình.
Nữ bá tước Elizabeth Báthory là một cái tên khét tiếng khắp Trung Âu vì hành vi tra tấn và sát hại hàng trăm phụ nữ trẻ để giữ gìn thanh xuân.
Để giữ chân những nhân viên trẻ khao khát môi trường làm việc linh hoạt, các công ty lớn ở Nhật Bản bắt đầu chấp nhận nghề tay trái.
Chứng khoán Mỹ đảo chiều trong phiên để khép phiên tăng điểm vào ngày thứ Tư (01/02), khi nhà đầu tư bỏ qua việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và thay vào đó tập trung vào những nhận định của Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận rằng lạm phát đang giảm.
Dường như tất cả mọi thứ liên quan đến AI đều đang thu hút được sự chú ý cực lớn.
Mới đầu năm, vị tỷ phú này vẫn là người giàu thứ ba thế giới, nhưng chỉ trong một tháng ông đã mấp mé rơi khỏi top 10.
Những động thái của tỷ phú Jack Ma lâu nay được giới truyền thông đặc biệt chú ý đến mức ngay cả những chuyến đi vào ban đêm của ông ở Tokyo cũng bị đưa tin.
Tori Dunlap muốn nhắc nhở bạn rằng, tài chính cá nhân là việc cá nhân. Để đạt được thành công về tài chính, bạn phải làm những gì tốt nhất trong hoàn cảnh của chính mình chứ không phải của người khác.
Vị Chủ tịch FED sẽ phải tìm cách để thị trường không được quá hưng phấn nhưng những phát ngôn của ông lại không được quá diều hâu.
Theo các quan chức NHTW, Fed cần theo dõi thêm số liệu trong 3-6 tháng tới để quyết định tạm dừng tăng lãi suất.