Doanh nghiệp chế biến nông sản gặp khó về thị trường
Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua...
Sản xuất công nghiệp tại TP.HCM nhiều khởi sắc
Theo Cục Thống kê TP.HCM, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong sáu tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ.
Theo Cục Thống kê TP.HCM, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6 năm 2022 ước tính tăng 11,5% so với cùng kỳ.
Tính chung sáu tháng đầu năm chỉ số IIP trên địa bàn TP tăng 3,1% so với cùng kỳ. Trong đó, khai khoáng tăng 68,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,0%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 4,6%
Đối với bốn ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 7,0%; ngành cơ khí tăng 1,8%; ngành hóa dược tăng 20,8%; ngành sản xuất hàng điện tử giảm 9,2%.
Trong sáu tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp của ba ngành công nghiệp truyền thống tăng 5,0% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất trang phục tăng 12,7%; ngành dệt tăng 12,0%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 7,0%.
![]() Sản xuất bia là một trong những lĩnh vực tăng trưởng mạnh. ẢNH: TÚ UYÊN |
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong sáu tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ như bao bì đóng gói bằng plastic đạt 314,5 ngàn tấn, tăng 54,5%, bia chai, bia lon đạt 648,8 triệu lít, tăng 12,6%.
Vải đạt 580 triệu mét, tăng 10,3%, quần áo các loại (trừ quần áo thể thao) đạt 422,8 triệu cái, tăng 10,3%, bột giặt và các chế phẩm dùng để tẩy rửa đạt 429,8 ngàn tấn, tăng 4,7%....
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ như tivi đạt 4.673,1 cái, giảm 32,6%; sổ sách, vở, giấy và các sản phẩm bằng giấy khác đạt 26,4 ngàn tấn, giảm 18,4%. Sữa hoặc kem đặc có đường/không có đường đạt 39,9 ngàn tấn giảm 14,2%...
Tính chung sáu tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 1,5% so với cùng kỳ.
Một số ngành có mức tiêu thụ tăng mạnh như in, sao chép bản ghi các loại tăng 64,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 34,6%. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 25,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 24,4%...
Một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh như sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 48,5%; sản xuất thiết bị điện giảm 38,6%.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng sáu năm 2022 ước tính tăng 22,0% so với cùng kỳ.
Một số ngành có chỉ số tồn kho cao hơn mức tồn kho chung của toàn ngành công nghiệp như sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 91,6%; sản xuất trang phục tăng 52,4%...
Bên cạnh đó, một số ngành có mức tồn kho giảm mạnh như sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 41,0%; sản xuất thiết bị điện giảm 33,0%; sản xuất đồ uống giảm 11,6%; sản xuất xe có động cơ giảm 9,4%...
38,3% DN đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III tốt hơn quý II Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh quý II so với quý I được cải thiện. Có 32% DN nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên, 39,1% giữ ổn định và 28,9% khó khăn hơn. Khu vực DN nhà nước có 86,1% DN nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định. Tỷ lệ này ở khu vực DN ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 70,4%; 68,8%. Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý III so với quý II khả quan, có 38,3% DN đánh giá tốt hơn, 39,3% giữ ổn định và 22,4% khó khăn hơn. 80,6% DN nhà nước có cái nhìn tích cực về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý III, tỷ lệ này ở khu vực DN ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng là 79,8%, 72,3%. |
TÚ UYÊN
Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua...
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), sau khi các thị trường bắt đầu mở cửa trở lại, lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bắt đầu tăng nhanh. Tính đến tháng 6, Việt Nam có khoảng 51.677 người lao động làm việc nước ngoài (đạt khoảng gần 60% kế hoạch).
Chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn với tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Quốc hội châu Âu (EU) thảo luận.
Ngày 2/7, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 198 văn bản pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt 9,12% kế hoạch vốn được giao, trong đó, các Bộ ngành đạt 16,12%, các địa phương đạt 5,38%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội vừa cho biết, hiện có một số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đang bị chậm tiến độ vì “bão giá” vật tư.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần khôi phục, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục sôi động là những yếu tố tích tác động tích cực đến ngành cảng biển.
Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho biết phải đóng cửa chi nhánh nhằm hạn chế thấp nhất các chi phí, tổn thất về tài chính và dồn tiền trả cho nhà đầu tư trái phiếu.
Một trong những điểm tích cực của thị trường sau đại dịch Covid-19 đó là các doanh nghiệp đã có một quãng thời gian để nhìn lại mô hình kinh doanh của mình. Việc số hóa hệ thống đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để giúp hệ thống vận hành hiệu quả hơn, qua đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư. Tuy nhiên, để số hóa thành công thì doanh nghiệp cần tránh lập lại những sai lầm căn bản được đúc kết dưới đây.
Thông tin trên được đại diện Hiệp hội Công nghệ hỗ trợ Việt Nam (VASI) tiết lộ tại Hội nghị về tình hình sản xuất và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371.17 tỷ USD, tăng 16.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17.3%; nhập khẩu tăng 15.5%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD.