Thị trường chứng quyền 26/02/2021: Tốt xấu đan xen
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 25/02/2021 với 58 mã giảm giá, 48 mã đứng giá và 12 mã tăng giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng hơn 179 ngàn đơn vị.
Thị trường chứng quyền Tuần 04-08/01/2021: Tiếp tục khởi sắc?
Thị trường chứng quyền giao dịch tích cực trở lại trong phiên ngày 31/12/2020 với 64 mã tăng giá, 45 mã giảm giá và 9 mã đứng giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng gần 1.9 triệu đơn vị.
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Thị trường chứng quyền giao dịch tích cực trở lại trong phiên ngày 31/12/2020 với 64 mã tăng giá, 45 mã giảm giá và 9 mã đứng giá. Trong đó, CHPG2026 và CMSN2013 là hai mã tăng mạnh nhất trong phiên này với mức tăng lần lượt là 31.7% và 26.3%. Trên thị trường cơ sở, hai mã chứng khoán HPG và MSN đều có diễn biến khởi sắc, MSN kết phiên tăng mạnh 6.5%, HPG tăng 1.3%. Ở chiều ngược lại, CVPB2008 và CVHM2005 là hai mã giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt 20.3% và 18.6%.
Khối lượng và giá trị giao dịch giảm lần lượt 12.23% và 16.57% so với phiên ngày 30/12/2020. Khối ngoại bán ròng trở lại trong phiên 31/12/2020 với tổng mức bán ròng gần 1.9 triệu đơn vị. Trong đó, CVRE2009 và CVNM2011 là hai mã chứng quyền bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 31/12/2020, CHPG2026 và CSTB2012 là hai mã chứng quyền có giao dịch sôi động nhất. Mặt khác, hai mã này cũng dẫn đầu thị trường về giá trị giao dịch.
Nguồn: VietstockFinance
II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 04/01/2021, khung giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CHPG2016 và CVPB2008 hiện đang là hai mã có mức định giá hấp dẫn nhất.
Effecting gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở càng lớn. Theo đó, CVHM2005 và CMWG2014 hiện là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effecting gearing cao nhất thị trường ở mức 9.23 và 8.60 lần.
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 25/02/2021 với 58 mã giảm giá, 48 mã đứng giá và 12 mã tăng giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng hơn 179 ngàn đơn vị.
Giao dịch theo đường trung bình động (Moving Average) là một trong những phương pháp đầu tư phổ biến và dễ thực hiện. Phương pháp này có nhiều ưu điểm cũng nhưng nhiều hạn chế mà nhà đầu tư cần phải lưu ý.
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AAA, BVH, HBC, MBB, MSN, NVL, PDR, STB, VNM và VIC.
VN- Index sáng nay mở cửa tăng hơn 5 điểm, sau khi mất 15 điểm chiều qua. Sàn HOSE có gần 250 mã tăng giá, nhiều gấp 4 lần số mã giảm giá.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng quyền trong phiên giao dịch ngày 24/02/2021 với 99 mã giảm giá, 5 mã đứng giá và 12 mã tăng giá. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng hơn 381 ngàn đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 24/02/2021. Basis hợp đồng VN30F2103 đảo chiều và đạt giá trị -5.18 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang không lạc quan về triển vọng của VN30-Index.
Thị trường đã có một phiên lao dốc khá mạnh và chứng kiến rất nhiều mã chìm trong sắc đỏ. Giới phân tích dự báo phiên giao dịch ngày mai 25/02/2021 có thể sẽ diễn ra giống như phiên ngày 20/01/2021 trước đó.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 24/02/2021, VN-Index một lần nữa tiến vào test vùng kháng cự 1,180-1,210 điểm. Tuy nhiên, lực bán tiếp tục xuất hiện mạnh khiến chỉ số thu hẹp phần lớn sắc xanh trước đó.
Phân tích đồ thị, nhận biết xu hướng và đề xuất chiến lược giao dịch đầu tư trên thị trường tiền kỹ thuật số quốc tế.
Sau khi phiên ATO vừa mới kết thúc, VN-Index tăng điểm khá tích cực khi xanh hơn 7 điểm. Sắc xanh chiếm ưu thế lớn ở nhóm cổ phiếu rổ VN30 khi chỉ có GAS và PDR là không tăng điểm cùng thị trường.
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 23/02/2021 với 57 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 49 mã giảm giá. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng hơn 381 ngàn đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 23/02/2021. Basis hợp đồng VN30F2103 đảo chiều và đạt giá trị 3.93 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang lạc quan hơn về triển vọng của VN30-Index.