CEO MB Lưu Trung Thái: 2023 sẽ là năm khó, mong muốn lớn nhất của tôi là kinh tế tăng trưởng ổn định
Tổng giám đốc MB cho rằng năm 2023 là năm khó. Khó từ nội tại chứ không còn là từ bên ngoài. Nhưng trong khó khăn cũng sẽ có những cơ hội…
Đây là thông điệp Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định về việc xử lý các vi phạm tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, tổ chức tín dụng... vào chiều 24/11, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, truyền thông chính sách là phần quan trọng trong hoạt động truyền thông của Đảng, Nhà nước; trong đó truyền thông của Chính phủ có vai trò hết sức quan trọng.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải hướng đến người dân. Theo đó, người dân phải được tham gia vào xây dựng chính sách pháp luật, tham gia tổ chức thực hiện chính sách pháp luật với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ.
Vì vậy, truyền thông chính sách phải tập trung vào người dân, công tác truyền thông phải đến được với người dân. Hội nghị này được tổ chức nhằm cải thiện công tác truyền thông chính sách để người dân hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ đó, người dân tự giác tham gia tổ chức thực hiện cùng với các cơ quan quản lý nhà nước và phản hồi lại các chính sách nào được, chưa được, chính sách nào cần bổ sung, hoàn thiện.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách. Nguồn: VGP
Không để xảy ra khủng hoảng truyền thông
Tại hội nghị, bên cạnh ghi nhận kết quả đạt được, Thủ tướng cho rằng, công tác truyền thông chính sách còn những bất cập.
Theo đó, nhận thức của các cấp, các ngành về công tác này còn chưa tương xứng với nhiệm vụ; chưa chủ động, sáng tạo, linh hoạt cung cấp thông tin, chất liệu cho truyền thông; chưa được chuẩn bị tốt, đầy đủ, kịp thời. Một số chủ trương, chính sách đúng nhưng chưa truyền thông tốt, người dân chưa hiểu hết nên thực hiện còn khó khăn.
Nhấn mạnh việc không để xảy ra khủng hoảng truyền thông, Thủ tướng cho biết, vừa qua đã xử lý một số hành vi, việc làm không đúng pháp luật liên quan đến vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, một số tổ chức tín dụng yếu kém; bởi vấn đề này không thể không xử lý, càng để lâu càng ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.
"Chúng ta truyền thông tốt để tạo niềm tin thì mọi người thấy rằng làm thế là đúng và phải làm, không làm không được, xử lý người sai để bảo vệ người đúng, Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào", Thủ tướng nhấn mạnh.
Việc chưa làm được có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ quản lý nhà nước thì mình cũng phải chỉ rõ để khắc phục, củng cố niềm tin cho người dân. Bên cạnh đó, cương quyết xử lý người lợi dụng "tát nước theo mưa", làm lung lay niềm tin của người dân.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định, công tác truyền thông chính sách là nhiệm vụ chính trị của các cơ quan hành chính, cơ quan báo chí trong việc xây dựng, phổ biến, tổ chức thực hiện và đánh giá tác động để mọi chính sách đến với nhân dân.
Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh việc cần chủ động cung cấp thông tin trung thực, khách quan và không nên chỉ coi truyền thông chính sách là công việc của các cơ quan báo chí, truyền thông. Bởi "muốn truyền thông mà các bộ, ngành, địa phương ngại cung cấp thông tin thì lấy chất liệu đâu mà truyền thông", Thủ tướng nói.
Giải "nỗi oan" trái phiếuTổng giám đốc MB cho rằng năm 2023 là năm khó. Khó từ nội tại chứ không còn là từ bên ngoài. Nhưng trong khó khăn cũng sẽ có những cơ hội…
Cuộc họp gồm sự có mặt của các lãnh đạo NHNN, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng và Tổng Giám đốc các ngân hàng.
So với năm 2012, thu nhập bình quân cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống MB đã tăng gấp đôi từ 17,46 triệu đồng/người/tháng lên 35,21 triệu đồng/người/tháng. Riêng tại ngân hàng mẹ, thu nhập bình quân đã tăng 120%, từ 17,95 triệu đồng/người/tháng lên 39,57 triệu đồng/người/tháng.
Các cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn tăng mạnh trong hôm nay (6/2) đã giúp VNIndex đảo chiều tăng 12,14 điểm.
Chỉ sau 3 năm, VIB đã có thể vượt qua nhiều tên tuổi lâu năm để vào top dẫn đầu thị trường thẻ tín dụng. Ngân hàng này chiếm hơn 33% tổng chi tiêu thẻ Mastercard tại Việt Nam và thuộc Top đầu về tốc độ tăng trưởng, gấp 5 - 6 lần trung bình của Mastercard trên tất cả tiêu chí số lượng và chất lượng (theo Mastercard).
Cổ phiếu của ngành tiêu dùng và truyền thông Mỹ hay các công ty dầu mỏ và năng lượng tái tạo Châu Âu liệu có tiếp tục tăng? Các ngân hàng trung ương Úc và Ấn Độ sẽ quyết định chính sách như thế nào?
Trong tuần qua, hầu hết ngân hàng cũng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với nhiều con số đáng chú ý về lợi nhuận và tỷ lệ CASA.
So với đầu năm 2022, hiện 5 ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ CASA vẫn là MB, Techcombank, Vietcombank, MSB, ACB. Tuy nhiên, thứ hạng có sự xáo trộn mạnh.
Mặc dù 3 ông lớn BIDV, VietinBank và Vietcombank có khối lượng cho vay khách hàng lớn nhất, song đây lại không phải các nhà băng ghi nhận chỉ số này tăng trưởng nhanh nhất.
Nhìn chung, sắc đỏ chiếm chủ đạo trong diễn biến cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua (30/1-3/2/2022), ghi nhận có 19/27 mã giảm giá.
Trong năm 2022, Techcombank đã chi hơn 6.515 tỷ đồng để trả lương, phụ cấp và thu nhập khác cho nhân viên trên toàn hệ thống.
Tổng tài sản của BIDV, Vietcombank, VietinBank đã vượt mốc 5,7 triệu tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm trước, nhanh hơn so với mức tăng trưởng chung (19,24%) của toàn ngành.