Doanh nghiệp chế biến nông sản gặp khó về thị trường
Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua...
Thương mại giữa Việt Nam và châu Mỹ chưa bứt phá dù rất tiềm năng, vì sao?
Dù được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng khu vực châu Mỹ vẫn gặp khó trong tiếp cận hệ thống phân phối, giá trị hàng hoá xuất khẩu còn thấp…
Sản phẩm chè có nhiều cơ hội tại châu Mỹ. |
Châu Mỹ là thị trường tiềm năng với 35 quốc gia, dân số hơn 1 tỷ người và GDP vượt 27,3 nghìn tỷ USD (năm 2020). Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khu vực này đạt khoảng 139 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2020 và chiếm 20,7% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với nước ngoài. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 114 tỷ USD, tăng 26,5%.
Bước sang năm 2022, tổng giá trị xuất nhập khẩu hai chiều trong 4 tháng đầu năm tăng 17,8% đạt hơn 50 tỷ USD.
Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Mỹ. Các hoạt động thương mại với Hoa Kỳ chiếm tới hơn 80% giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và toàn bộ châu Mỹ.
Đáng chú ý, có 4 quốc gia tại châu Mỹ tham gia Hiệp định CPTPP, bao gồm Canada, Mexico, Chile và Peru đều ghi nhận mức tăng trưởng rất ấn tượng, như Canada tăng từ 3,87 tỷ USD (năm 2018) lên 6,1 tỷ USD (năm 2021) hay Mexico tăng từ 3,4 tỷ USD (năm 2018) lên 5,1 tỷ USD (năm 2021).
Theo lộ trình giảm thuế đã được cam kết trong CPTPP, thuế nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm sâu trong những năm tiếp theo, mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập mạnh hơn nữa vào các thị trường này, đặc biệt là đối với một số mặt hàng như thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giày dép, nông sản (chè, hạt tiêu, hạt điều…).
Những thách thức lớn
Mặc dù đã có những bước phát triển tích cực trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Mỹ, song theo Bộ Công Thương, vẫn tồn tại một số thách thức khiến thương mại hai chiều chưa bứt phá.
Đó là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao của Việt Nam sang thị trường khu vực châu Mỹ vẫn còn thấp. Nhiều mặt hàng thị trường có nhu cầu lớn nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết và mức độ thâm nhập chưa nhiều như hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, thực phẩm, vật liệu xây dựng, sắt thép, hàng thủy sản...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống phân phối tại các nước sở tại vì các tiêu chuẩn chất lượng. Các doanh nghiệp Việt cũng ngày càng phải đối mặt với thách thức lớn hơn về các vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa.
Hơn nữa, khoảng cách địa lý xa xôi ảnh hưởng lớn đến chi phí, thời gian vận chuyển. Trong đó, Mỹ Latinh là khu vực có khoảng cách và thời gian vận chuyển lớn nhất, với thời gian trung bình là 2 tháng. Điều này trực tiếp làm hạn chế việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, cùng với đó làm giảm tính cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm bản địa.
Mặt khác, tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, lạm phát tại các nước sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng, chi phí sản xuất, năng lượng, logistics tăng cao cũng làm giảm tính cạnh tranh của xuất khẩu của Việt Nam.
Tận dụng hiệu quả các ưu đãi
Để vượt qua những trở ngại trên, thúc đẩy tăng mạnh kim ngạch thương mại, theo Bộ Công Thương, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định ưu đãi thương mại. Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác tốt lợi ích từ các Hiệp định.
Đồng thời, hoàn thiện và tăng cường hiệu quả các khuôn khổ hợp tác như các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban Hỗn hợp, Hội đồng thương mại… Tìm kiếm và xây dựng các cơ chế hợp tác mới để thúc đẩy quan hệ thương mại với các đối tác châu Mỹ.
Tăng cường cung cấp thông tin và quảng bá về môi trường và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam đến các doanh nghiệp khu vực châu Mỹ. Ngược lại, thông tin đầy đủ, kịp thời về chính sách xuất nhập khẩu và thị hiếu tiêu dùng tại các nước châu Mỹ cho các doanh nghiệp biết để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh với các đối tác.
Khuyến khích và hỗ trợ trao đổi các đoàn thương mại, tổ chức các hội nghị hội thảo về kinh doanh, giới thiệu, hỗ trợ thiết lập quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai bên.
Với doanh nghiệp trong nước, Bộ Công Thương lưu ý, doanh nghiệp cần điều tra, khảo sát sức mua, thị hiếu và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường châu Mỹ để xác định chính xác đích đến của các sản phẩm của mình là thị trường nào, từ đó có những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
Cùng với đó, tìm hiểu và nắm vững những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách thương mại, ưu đãi thuế quan và thị hiếu tiêu dùng tại các quốc gia châu Mỹ, tránh tình trạng bị trả lại hàng vì lý do kỹ thuật hoặc không được hưởng ưu đãi thuế quan vì không đáp ứng đủ điều kiện.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần trao đổi, liên lạc với hệ thống Thương vụ và Bộ Công Thương về mức độ uy tín của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó đặc biệt chú ý tới quy trình thanh toán và vận chuyển quốc tế.
Cũng như nghiên cứu, nắm rõ quy định điều tra phòng vệ thương mại của của các nước và cập nhật các diễn biến của vụ việc, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Phối hợp với Bộ Công Thương để nhận được sự hỗ trợ kịp thời trong trường hợp vụ việc điều tra được khởi xướng.
Vũ Khuê
Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua...
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), sau khi các thị trường bắt đầu mở cửa trở lại, lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bắt đầu tăng nhanh. Tính đến tháng 6, Việt Nam có khoảng 51.677 người lao động làm việc nước ngoài (đạt khoảng gần 60% kế hoạch).
Chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn với tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Quốc hội châu Âu (EU) thảo luận.
Ngày 2/7, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 198 văn bản pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt 9,12% kế hoạch vốn được giao, trong đó, các Bộ ngành đạt 16,12%, các địa phương đạt 5,38%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội vừa cho biết, hiện có một số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đang bị chậm tiến độ vì “bão giá” vật tư.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần khôi phục, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục sôi động là những yếu tố tích tác động tích cực đến ngành cảng biển.
Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho biết phải đóng cửa chi nhánh nhằm hạn chế thấp nhất các chi phí, tổn thất về tài chính và dồn tiền trả cho nhà đầu tư trái phiếu.
Một trong những điểm tích cực của thị trường sau đại dịch Covid-19 đó là các doanh nghiệp đã có một quãng thời gian để nhìn lại mô hình kinh doanh của mình. Việc số hóa hệ thống đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để giúp hệ thống vận hành hiệu quả hơn, qua đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư. Tuy nhiên, để số hóa thành công thì doanh nghiệp cần tránh lập lại những sai lầm căn bản được đúc kết dưới đây.
Thông tin trên được đại diện Hiệp hội Công nghệ hỗ trợ Việt Nam (VASI) tiết lộ tại Hội nghị về tình hình sản xuất và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371.17 tỷ USD, tăng 16.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17.3%; nhập khẩu tăng 15.5%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD.