Tập đoàn Singapore có thể đầu tư 500-800 triệu USD để xây dựng dự án ở Hưng Yên
Trong 5-8 năm tới, Tập đoàn COT sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Hưng Yên, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 20ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 - 800 triệu USD
Tiềm năng và cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng mới của thế giới
Việt Nam có tiềm năng và cơ hội để trở thành công xưởng mới của thế giới trong quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Đó là nhận định của Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cao cấp, Đại học Bristol (Anh) trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.
![]() Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cao cấp, Đại học Bristol (Anh). Ảnh: Hải Vân/PV TTXVN tại Anh.
|
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn cho biết căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine là những yếu tố chính thúc đẩy quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, chủ yếu từ Trung Quốc, công xưởng lớn của thế giới tới các nước khác trong khu vực. Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn nhận định nhu cầu cấp thiết đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu trước những rủi ro do các yếu tố nêu trên gây ra đã tạo cơ hội để Việt Nam trở thành một trong những công xưởng mới của thế giới, chia sẻ dịch vụ sản xuất từ Trung Quốc.
Việt Nam là một trong những nước trong khu vực được nhắc tới nhiều nhất có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các số liệu thống kê cho thấy đã có những vụ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn trong top 500 tỷ USD hàng đầu của Mỹ, gồm các công ty công nghệ toàn cầu như Intel và Apple. Tiềm năng này đã được khẳng định, với việc những nhà sản xuất lớn trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ trong các báo cáo đánh giá về đối thủ cạnh tranh đã nêu tên Việt Nam, với lợi thế về nhân công rẻ và ưu đãi đầu tư nước ngoài lớn.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn nhấn mạnh mặc dù có tiềm năng và cơ hội, Việt Nam vẫn cần có những động thái kịp thời để khai thác tốt nhất tiềm năng này. Ông lưu ý lợi thế nhân công rẻ cũng đồng nghĩa với việc năng lực, trình độ nhân công Việt Nam còn giới hạn và vẫn đang thiếu nhân lực trình độ cao. Ngoài ra, Việt Nam cũng gặp những thách thức về hạ tầng như Internet, hạ tầng giao thông đường sắt, hàng không…, đồng thời cần đẩy nhanh chuyển đổi kinh tế số và công nghệ.
Ông Hồ Quốc Tuấn cho rằng để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình phát triển hạ tầng và thúc đẩy kinh tế số, đồng thời có chính sách phù hợp khuyến khích phát triển nhân lực và đầu tư vào đào tạo nhân lực. Quan trọng hơn, để có thể tận dụng lợi thế nhân công rẻ và ưu đãi đầu tư nước ngoài so với các đối thủ trong khu vực như Indonesia hoặc Thái Lan, Việt Nam cần chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện, theo đó đảm bảo ưu đãi không chỉ cho doanh nghiệp nước ngoài mà cả doanh nghiệp trong nước.
![]() Tàu vận tải hàng hoá vào cảng nước sâu Sơn Dương thuộc Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa ở Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
|
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn chỉ ra rằng hiện nay có sự chênh lệch giữa khu vực nước ngoài và khu vực trong nước khi các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng ưu đãi và tăng trưởng, nhưng chưa kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp trong nước. Ông nhấn mạnh chiến lược công nghiệp tổng thể cần đảm bảo cả hai khu vực kinh tế có thể đầu tư vào sản xuất với chi phí thấp. Chiến lược này cũng cần xác định hướng phát triển rõ ràng với những mục tiêu cụ thể, không dàn trải, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Một chiến lược công nghiệp toàn diện và rõ ràng không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết những khó khăn cụ thể như hạ tầng hay nhân sự, mà nhằm cải cách các hoạt động kinh tế để tạo bứt phá tăng trưởng.
Cũng theo ông Hồ Quốc Tuấn, hiện nay khi nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc gia tăng, Việt Nam đang là điểm đến được các công ty nước ngoài quan tâm, vì vậy cần nhanh chóng tận dụng cơ hội để bứt phá, trở thành một cực tăng trưởng trong khu vực. Ông cảnh báo Ấn Độ cũng đang nổi lên là một lựa chọn thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, có khả năng trở thành cực tăng trưởng ở khu vực Nam Á. Khi đó, Việt Nam ở xa khu vực này sẽ bỏ lỡ cơ hội trước các nước vệ tinh xung quanh Ấn Độ.
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn kết luận để tận dụng cơ hội trở thành trung tâm sản xuất mới của khu vực, đây là thời điểm Việt Nam cần nhanh chóng cải cách, tạo bứt phá trong tăng trưởng thông qua việc thực hiện một chiến lược công nghiệp toàn diện với những mục tiêu cụ thể, tham vọng, song thực tế.
Minh Hợp - Hải Vân
Trong 5-8 năm tới, Tập đoàn COT sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Hưng Yên, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 20ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 - 800 triệu USD
Hiện có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trong đó 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472,62MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Sáng 02/06/2023, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh và xúc tiến đầu tư diễn ra vào ngày 28/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: “Tôi không thích dùng từ tháo gỡ vướng mắc khó khăn đâu, mà phải đồng hành với người dân và doanh nghiệp. Kiến tạo phát triển, coi sự phát triển của người dân và doanh nghiệp là của bản thân chính quyền chúng ta, trách nhiệm của chúng ta. Chờ người ta khó khăn rồi mới tháo gỡ thì có khi không còn cơ hội mà tháo gỡ”.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, các vị đại biểu Quốc hội cho rằng trong quá trình phát triển, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, đề nghị cần ưu tiên bố trí nguồn lực, vật lực, tài lực đúng mức để tạo một cơ sở hạ tầng số và các điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp công cụ, phương tiện, giải pháp cho chuyển đổi số.
Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công khởi sắc, công nghiệp tăng trưởng thoát âm, môi trường kinh doanh cải thiện...giúp kinh tế TP.HCM lấy lại đà tăng trưởng trong quý II-2023.
Đây là dự báo của Standard Chartered đưa ra trong báo cáo nghiên cứu “Future of Trade: New opportunities in high-growth corridors” (tạm dịch: Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao).
Phát biểu về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, đằng sau cộng đồng doanh nghiệp là người lao động và các gia đình, của người dân nói chung. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ là phần nổi của tảng băng, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng gặp phải khó khăn chồng chất.
EVN cho biết, tính đến 17h30 ngày 31/5, có 46 dự án điện tái tạo chuyển tiếp (nhỡ giá FIT) đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện, trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW chính thức được phát điện lên lưới.
Trước thực trạng hệ thống doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có những giải pháp cấp bách, thậm chí là vượt tiền lệ để cứu nguy, hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
TAND TP.HCM xác định các bị cáo không được hưởng lợi đối với số tiền 22 tỉ đồng, trong đó toàn bộ thất thoát từ quỹ khen thưởng đã được tổng công ty thu hồi.
Đến nay một số dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh.