CEO MB Lưu Trung Thái: 2023 sẽ là năm khó, mong muốn lớn nhất của tôi là kinh tế tăng trưởng ổn định
Tổng giám đốc MB cho rằng năm 2023 là năm khó. Khó từ nội tại chứ không còn là từ bên ngoài. Nhưng trong khó khăn cũng sẽ có những cơ hội…
Từ tháng 12, ngân hàng OCB đã áp dụng biểu lãi suất huy động mới và tăng mạnh ở nhiều kỳ hạn.
Cụ thể, đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất kỳ hạn 6 tháng ở mức 8,2%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 8,9%/năm, kỳ hạn từ 18 tháng là 9%/năm.
OCB cộng thêm 0,3 - 0,8% cho hình thức gửi tiết kiệm online. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên tới 9%/năm, kỳ hạn 12 tháng trở lên là 9,3%/năm.
Đáng chú ý, OCB cho biết, lãi suất áp dụng đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm trực tuyến (Tiết kiệm điện tử thông thường, OMNI Flex) tiền gửi có kỳ hạn kênh online (Hợp đồng tiền gửi điện tử) kỳ hạn 6 tháng với số tiền gửi từ 50 tỷ đồng trở lên được cộng thêm 1,5%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, tiền gửi từ 50 tỷ đồng trở lên được cộng 1,2%/năm.
Như vậy, lãi suất cao nhất tại OCB sẽ lên tới 10,5%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến, kỳ hạn 6 tháng hoặc 12 tháng với số tiền từ 50 tỷ đồng.
Với mức 10,5%/năm, OCB đã thuộc nhóm những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất trên thị trường hiện nay.
Trước đó, ngoài OCB, một số ngân hàng như Saigonbank, DongABank cũng đã có lãi suất trên 10%/năm.
Cụ thể, khách hàng gửi tiết kiệm tại DongABank với số tiền từ 500 tỷ đồng trở lên và kỳ hạn 13 tháng sẽ có lãi suất 10,95%/năm. Với số tiền nhỏ hơn, lãi suất cao nhất là 10,7%/năm (tiền gửi từ 1 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng). Thậm chí, với kỳ hạn 6 tháng, khách hàng của nhà băng này có thể được áp dụng mức lãi lên tới 10,05-10,2%/năm.
Tại Saigonbank, ngân hàng đã tăng lãi suất cao nhất lên mức 10,5%/năm, áp dụng cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm online kỳ hạn 13 tháng. Ngoài ra, khách hàng gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại nhà băng này sẽ có lãi suất 10%/năm. Đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất là 9,6%/năm khi gửi online.
Trong báo cáo phân tích mới đây, các chuyên gia của Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng, lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023 do hạn chế thanh khoản trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng tăng mạnh để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn cũng như đáp ứng nhu cầu vay tăng cao của nền kinh tế. Tăng trưởng tiền gửi cũng đã chậm hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng kể từ đầu năm 2022, do đó các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút thêm tiền gửi.
Tuy nhiên, các chuyên gia kỳ vọng lãi suất tiền gửi giảm nhẹ trong nửa cuối năm 2023 nhờ áp lực tỷ giá giảm cho phép Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản vào hệ thống và ổn định mặt bằng lãi suất. Lạm phát trong nước dự báo được kiểm soát và đáp ứng mục tiêu của Chính phủ là giữ lạm phát trung bình năm 2023 dưới 4,5%. Ngoài ra, Chính phủ xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, VNDirect dự báo lãi suất huy động có thể tăng nhẹ 50 điểm cơ bản trong năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trên 200 điểm cơ bản trong năm 2022.
Tổng giám đốc MB cho rằng năm 2023 là năm khó. Khó từ nội tại chứ không còn là từ bên ngoài. Nhưng trong khó khăn cũng sẽ có những cơ hội…
Cuộc họp gồm sự có mặt của các lãnh đạo NHNN, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng và Tổng Giám đốc các ngân hàng.
So với năm 2012, thu nhập bình quân cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống MB đã tăng gấp đôi từ 17,46 triệu đồng/người/tháng lên 35,21 triệu đồng/người/tháng. Riêng tại ngân hàng mẹ, thu nhập bình quân đã tăng 120%, từ 17,95 triệu đồng/người/tháng lên 39,57 triệu đồng/người/tháng.
Các cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn tăng mạnh trong hôm nay (6/2) đã giúp VNIndex đảo chiều tăng 12,14 điểm.
Chỉ sau 3 năm, VIB đã có thể vượt qua nhiều tên tuổi lâu năm để vào top dẫn đầu thị trường thẻ tín dụng. Ngân hàng này chiếm hơn 33% tổng chi tiêu thẻ Mastercard tại Việt Nam và thuộc Top đầu về tốc độ tăng trưởng, gấp 5 - 6 lần trung bình của Mastercard trên tất cả tiêu chí số lượng và chất lượng (theo Mastercard).
Cổ phiếu của ngành tiêu dùng và truyền thông Mỹ hay các công ty dầu mỏ và năng lượng tái tạo Châu Âu liệu có tiếp tục tăng? Các ngân hàng trung ương Úc và Ấn Độ sẽ quyết định chính sách như thế nào?
Trong tuần qua, hầu hết ngân hàng cũng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với nhiều con số đáng chú ý về lợi nhuận và tỷ lệ CASA.
So với đầu năm 2022, hiện 5 ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ CASA vẫn là MB, Techcombank, Vietcombank, MSB, ACB. Tuy nhiên, thứ hạng có sự xáo trộn mạnh.
Mặc dù 3 ông lớn BIDV, VietinBank và Vietcombank có khối lượng cho vay khách hàng lớn nhất, song đây lại không phải các nhà băng ghi nhận chỉ số này tăng trưởng nhanh nhất.
Nhìn chung, sắc đỏ chiếm chủ đạo trong diễn biến cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua (30/1-3/2/2022), ghi nhận có 19/27 mã giảm giá.
Trong năm 2022, Techcombank đã chi hơn 6.515 tỷ đồng để trả lương, phụ cấp và thu nhập khác cho nhân viên trên toàn hệ thống.
Tổng tài sản của BIDV, Vietcombank, VietinBank đã vượt mốc 5,7 triệu tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm trước, nhanh hơn so với mức tăng trưởng chung (19,24%) của toàn ngành.