Hàng không Việt phục vụ gần 2 triệu lượt khách 7 ngày Tết
Lượng khách di chuyển bằng đường hàng không trong Tết Quý Mão tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều.
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho ngành sản xuất
Việt Nam được hưởng lợi từ kết nối địa lý và nhu cầu ngày càng tăng từ các tập đoàn lớn muốn đặt cơ sở sản xuất, Cushman & Wakefield nhận định.
Năm 2022, Việt Nam tiếp tục lọt top điểm đến hấp dẫn cho ngành sản xuất thế giới. Đây là yếu tố góp phần thúc đầy sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp trong những năm gần đây.
Cushman & Wakefield mới đây công bố bảng Chỉ số Rủi ro Sản xuất (MRI), ghi nhận các thị trường châu Á tiếp tục thống trị bảng xếp hạng năm 2022 giống như mọi năm.
Báo cáo đánh giá các địa điểm phù hợp nhất để sản xuất trong số 45 quốc gia ở châu Âu và Trung Đông, châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương dựa trên các biến số chi phí, rủi ro và điều kiện kinh doanh chung. 3 biến số này sẽ kết hợp theo 3 công thức để xếp hạng 45 nước thành 3 nhóm hấp đẫn nhất về cơ bản, chi phí và rủi ro.
Trong nhóm các nước cơ bản (công thức tính: 40% điều kiện kinh doanh và 40% chi phí, và 20% cho rủi ro) – thị trường châu Á chiếm 6 trong số 12 vị trí thuộc nhóm hàng đầu, bao gồm tất cả 5 vị trí hàng đầu.
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đều được hưởng lợi từ sự sẵn có của lao động chi phí tương đối thấp, kết hợp với việc các Chính phủ tích cực thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước vào sản xuất và chế tạo.
Những thị trường này cũng đã được hưởng lợi từ chiến lược Trung Quốc +1 của các tập đoàn lớn, trong đó các công ty đang tìm cách cải thiện khả năng phục hồi chuỗi cung ứng bằng cách đa dạng hóa cơ sở sản xuất của họ bên ngoài Trung Quốc
Xu hướng tương tự cũng đang mang lại lợi ích cho Việt Nam, đây là yếu tố góp phần thúc đầy sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ kết nối địa lý và nhu cầu ngày càng tăng từ các tập đoàn lớn muốn đặt cơ sở sản xuất. Các hãng tàu lớn như MSC, Maersk và CMA CGM đang đầu tư thêm công suất tại Việt Nam để mở rộng hoạt động.
Ở nhóm chi phí (60% chi phí và 20% cho điều kiện kinh doanh và 20% rủi ro) cho thấy sự thống trị của châu Á ngày càng tăng, với Thái Lan, Philippines và Việt Nam là các nước Đông Nam Á thuộc top đầu.
Tiến sĩ Dominic Brown, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương của Cushman & Wakefield cho biết: “Mặc dù Châu Á Thái Bình Dương theo truyền thống luôn dẫn đầu về mặt chi phí, nhưng năm nay chúng tôi ghi nhận khu vực còn có sự cải thiện về rủi ro kinh doanh.
Các thị trường phát triển hơn thường có xu hướng chiếm ưu thế về mặt rủi ro do chúng trưởng thành và ổn định, nhưng khi nhiều yếu tố bất ổn trên toàn cầu tiếp tục diễn ra, chênh lệch rủi ro giữa các thị trường đã thu hẹp lại. Rủi ro ở châu Âu đã tăng lên đáng kể so với một năm trước, điều này đã tác động làm cho châu Á - Thái Bình Dương thăng hạng với tư cách là một điểm đến sản xuất hấp dẫn".
Ông Dennis Yeo, Giám đốc Đầu tư và Hậu cần, Công nghiệp Cushman & Wakefield Châu Á Thái Bình Dương kỳ vọng các thị trường Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Indonesia sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các công ty theo đuổi chiến lược Trung Quốc +1.
Thế Mạnh
Lượng khách di chuyển bằng đường hàng không trong Tết Quý Mão tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều.
Trong thời gian từ 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết, doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM phục vụ khoảng 18.000 lượt khách đi du lịch nước ngoài với doanh thu khoảng 432 tỷ đồng.
Số lượng xe đến đăng kiểm tại TPHCM sau Tết Nguyên đán giảm mạnh so với cao điểm cuối năm và so với khu vực Hà Nội.
Ngay trong sáng làm việc đầu tiên của năm mới, ô tô đã phải xếp hàng dài ở các trung tâm đăng kiểm chờ tới lượt vào kiểm định.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với 2 lãnh đạo của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC).
Với dự báo tổng cầu dệt may thế giới phục hồi trong nửa cuối năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm có thể đạt 48 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2022.
Chiều ngày 26/1 (mùng 5 Tết), sau khi kiểm tra, đôn đốc dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, tại ga Tháp Chàm, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ ra quân dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn.
Phát triển xanh, bền vững đang là hướng đi nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, triển khai, để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, mặt khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho DN. Thế nhưng, cuộc đua xanh đang vấp phải thách thức lớn là tiền đầu tư.
Ngoài tiền lương tăng hơn 300% so với ngày thường, công nhân làm việc xuyên Tết được doanh nghiệp thưởng kèm lì xì. Hầu hết các doanh nghiệp đăng ký làm xuyên Tết đều có vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 2023, kế hoạch đầu tư công được Quốc hội thông qua có tổng vốn hơn 782.000 tỉ đồng, tăng khoảng 13,7% so với kế hoạch năm ngoái.
Giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tương đối ổn định, có sự tăng giá nhẹ tập trung ở các mặt hàng phục vụ nhu cầu thờ cúng và tiêu dùng.
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết, từ ngày 1/1 đến ngày 23/1 (mồng 2 Tết) đã có khoảng hơn 37.000 tấn hoa quả các loại đã được xuất sang Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 45 triệu USD.