Báo cáo mới cập nhật của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cho thấy, thị trường cổ phiếu tăng nhanh, tiềm ẩn rủi ro đảo chiều. Tính tới hết phiên giao dịch cuối cùng của quý, chỉ số Vn-Index đã leo lên 1.174,46 điểm, mức đóng cửa cao nhất trong lịch sử. So với thời điểm đầu năm, VnIndex đã tăng 19,33% và là chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới trong quý 1.
Theo đó, trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh tăng lãi suất sẽ tác động xấu đến thị trường chứng khoán Mỹ, qua đó ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Do đó, cần giám sát các dòng vốn vào thị trường chứng khoán.
Đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho thấy, đến thời điểm này khả năng đảo chiều dòng vốn nước ngoài trong năm 2018 là thấp. Tuy nhiên, các dòng vốn trên thị trường chứng khoán thế giới có thể bị ảnh hưởng nếu thị trường chứng khoán Mỹ giảm. Do đó, cần theo dõi sát diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ và các dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán thế giới.
Về huy động vốn Trái phiếu Chính phủ thuận lợi nhưng giải ngân chậm. Kho bạc Nhà nước phát hành 38.758 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đạt 86% kế hoạch phát hành quý 1/2018. Tuy nhiên, việc chậm giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Một bức tranh tươi sáng về nội tại nền kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tháng 2/2018 có nhiều yếu tố tác động không tích cực đến thị trường, như kinh tế Mỹ hồi phục, có khả năng tăng lãi suất Mỹ, sự sụt giảm của thị trường Mỹ, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu. Bên cạnh đó là vấn đề về bảo hộ mậu dịch, căng thẳng thương mại cũng đâu đó có tác động đến tính bền vững của dòng vốn và thị trường vốn. Dẫu vậy, thị trường vốn của Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng trong năm 2018.
Nhiều nhận định cho rằng, thị trường chứng khoán năm 2018 dự kiến sẽ vẫn thu hút dòng vốn nội và ngoại với cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành có nền tảng tài chính tốt và tiềm năng tăng trưởng cao.
Năm 2018, với nền kinh tế vĩ mô được dự báo tiếp tục ổn định, đóng vai trò nền tảng hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển. Các chỉ tiêu trọng yếu năm 2018 sẽ vẫn vận động theo hướng tích cực, tăng trưởng GDP có thể đạt mức cao trên 6,7%; lạm phát trong tầm kiểm soát, lãi suất ổn định tương đương mức của năm 2017, tăng trưởng tín dụng cao hướng tới mục tiêu 18 - 20% cả năm.
Quan điểm điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo hướng ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá USD/VND, khuyến khích tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, hạ tầng, nông nghiệp, công nghệ cao… tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển. Hệ thống doanh nghiệp nói chung có điều kiện thuận lợi về vốn để đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh.
Theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa hơn 64 doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2018, cao hơn nhiều so với năm 2017 và đây được kỳ vọng là sự kiện sẽ tiếp tục giúp thị trường chứng khoán thu hút mạnh dòng vốn từ các thị trường quốc tế.
- Thị trường chứng quyền 13/11/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở (07/04/2018)
- Chứng khoán phái sinh ngày 13/11/2024: Các tín hiệu trái chiều xuất hiện (07/04/2018)
- Vietstock Daily 13/11/2024: Rủi ro giảm điểm gia tăng (07/04/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/11: Thanh khoản sụt giảm đáng kể (07/04/2018)
- PLX - Đang ở mức định giá hợp lý cho nhà đầu tư dài hạn (07/04/2018)
- Ngày 12/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (07/04/2018)
- Nhịp đập Thị trường 12/11: VN-Index tăng đầu phiên, cổ phiếu nguyên vật liệu tích cực (07/04/2018)
- Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp có tuần hút tiền (07/04/2018)
- Thị trường chứng quyền 12/11/2024: Giá trị giao dịch toàn thị trường tăng hơn 100% (07/04/2018)