Thị trường chứng quyền 28/03/2023: Sự sôi động đang mất dần
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2023, toàn thị trường có 26 mã tăng, 22 mã giảm và 24 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.11 triệu đơn vị.
Thị phần giao dịch môi giới quý 4/2022 ghi nhận top các công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết gồm có: VPS (14,82%), SSI (9,96%), VNDirect (7,51%), Mirae Asset (6,31%), HSC (6,19%), VCSC (5,14%), MBS (4,88%), TCBS (3,73%),...
Ngoai trừ VNDirect báo lỗ trong quý 4, hầu hết những cái tên kể trên cũng đều nằm trong danh sách những công ty chứng khoán dẫn đầu về chỉ tiêu lợi nhuậntrong quý cuối cùng và cả năm 2022. Riêng TCBS, SSI và VNDirect vẫn giữ được mức lợi nhuận nghìn tỷ tính trong một năm, dù có sự sụt giảm đáng kể so với năm trước đó.
Tính riêng mảng môi giới, doanh thu của top thị phần đã tăng lên rất nhanh trong giai đoạn COVID (khoảng giữa năm 2020 tới hết năm 2021), nguyên nhân dễ hiểu bởi thị trường chứng khoán thăng hoa và dòng tiền F0 cuồn cuộn chảy vào đẩy thanh khoản tăng đột biến.
Tuy nhiên từ quý 1/2022 tới hiện tại, xu hướng giảm của khoản thu từ môi giới được thể hiện khá rõ ràng. Hầu hết doanh thu môi giới quý sau đều sụt so với quý liền trước trong bối cảnh thị trường nhiều biến động và dòng tiền không còn quá dễ dãi.
Cụ thể hơn, VPS tiếp tục vượt mặt các tên tuổi lớn ngành chứng khoán về doanh thu môi giới, con số trong quý 4 đạt 550 tỷ đồng, song chỉ bằng phân nửa so với mức thực hiện kỷ lục trong quý 4/2021. Đây cũng là quý thứ 5 liên tiếp doanh thu môi giới của VPS sụt giảm so với quý liền trước. Dù vậy, mức thực hiện của công ty chứng khoán này vẫn gấp bằng lần các công ty khác cùng ngành.
Trong khi đó, doanh thu môi giới của SSI đạt 319 tỷ đồng trong quý 4; tuơng tự VCSC đạt 210 tỷ đồng; VNDirect ghi nhận 207 tỷ đồng, HSC đạt 195 tỷ đồng, Mirae Asset đạt 153 tỷ đồng.
Tổng cộng, trong cả 2022, top 10 công ty chứng khoán thị phần môi giới lớn nhất HoSE đã ghi nhận doanh thu mảng môi giới khoảng 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận gộp mảng môi giới đạt hơn 3.550 tỷ đồng , giảm khoảng 30% so với mức thực hiện trong năm 2021.
Tuy vậy, hiệu quả mảng môi giới giữa các công ty là tương đối khác nhau. Xét chỉ tiêu chi phí môi giới/doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán top đầu thị phần, VPS luôn ghi nhận quanh ngưỡng 80% trong 2 năm trở lại đây. Tức là VPS thu 10 đồng từ môi giới thì chi ra tới 8 đồng, biên lợi nhuận rất mỏng.
Thậm chí tại Mirae Asset hay SSI, tỷ trọng chi cho môi giới/doanh thu có những quý vượt mức 100%, đồng nghĩa không có lãi trong mảng môi giới. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng dù chịu lỗ từ hoạt động môi giới nhưng các CTCK lại có thể bù đắp lại bằng hoạt động cho vay margin.
Đối với trường hợp của TCBS, tỷ trọng chi phí/doanh thu môi giới của công ty này chỉ ở mức 18%, tương ứng biên lợi nhuận cao ấn tượng, lên tới 82% (10 đồng doanh thu có tới 8,2 đồng lãi thực nhận). Công ty hoạt động theo mô hình không có nhân viên môi giới và vì thế có thể cắt giảm tối đa các chi phí trung gian. Ngoài ra, đây cũng là công ty ghi nhận mức tổng lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 cao nhất toàn hệ thống. Đặc thù của TCBS tập trung kinh doanh cốt lõi vào mảng sản phẩm đầu tư, cụ thể là trái phiếu, hiện đã 7 năm liên tiếp TCBS giữ vững vị trí quán quân trên bảng xếp hạng mảng này tại HoSE. Gần đây, TCB đang dần cho thấy dấu hiệu rõ ràng hơn, nhập cuộc mạnh mẽ để tranh giành thị phần môi giới cổ phiếu.
Thực tế, mô hình hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam thông thường có bốn nguồn thu chính gồm lãi cho vay margin, dịch vụ môi giới, tư vấn phát hành và hoạt động tự doanh. Với việc thị trường ảm đạm, mảng kinh doanh môi giới chịu áp lực mạnh nhất khi có mối quan hệ mật thiết với sự sôi động của thị trường. Có thể "xưng vương" trong cuộc chiến giành thị phần môi giới cũng đồng nghĩa với việc nhiều công ty chứng khoán phải bỏ ra nhiều chi phí để thu hút khách hàng. Điều này khiến hiệu quả môi giới tại một số công ty không mấy tích cực, biên lãi gộp chỉ "mỏng như tờ giấy", thậm chí còn thua lỗ.
Cũng xuất phát từ đây, một số CTCK đã mạnh dạn bỏ hoạt động môi giới bằng người như TCBS, Pinetree, DNSE... thay vào đó là các chương trình giảm phí cho người dùng. Động thái mang tính đánh đổi doanh thu lấy tệp khách hàng và hướng đi này khiến cuộc đua giảm phí giữa các CTCK càng trở nên căng thẳng. Trong khi đó, nguồn thu dần bị thu hẹp khi làn sóng nhà đầu tư mới hạ nhiệt. Cộng thêm sự tham gia của nhóm CTCK ngoại với tiềm lực tài chính hùng hậu của các tập đoàn mẹ đứng sau dự báo sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian tới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2023, toàn thị trường có 26 mã tăng, 22 mã giảm và 24 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.11 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, DBC, GMD, LCG, NVB, SHB, PDR, TPB, VIC và VJC.
Các chỉ số thị trường khởi đầu tuần mới ngược chiều nhau. VN-Index lúc 9h25 ghi nhận mức giảm 2.2 điểm, giao dịch quanh mức 1,044 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0.31 điểm, giao dịch quanh mức 206 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/03/2023, toàn thị trường có 43 mã tăng, 14 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 1.97 triệu đơn vị.
VN-Index xuất hiện mẫu hình nến gần giống Hammer thị trường đang có cầu tham gia tại vùng giá thấp nhưng khối lượng tương đôi thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn còn giữ tâm lý khá thận trọng.
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 24/03/2023. Basis hợp đồng VN30F2304 mở so với phiên trước đó và đạt giá trị -8.32 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã thận trọng hơn về triển vọng ngắn hạn của VN30-Index.
Triển vọng của VN-Index chưa rõ ràng khi tình trạng giằng co kéo dài suốt cả tuần với các cây nến xanh đỏ xuất hiện xen kẽ liên tục và thanh khoản đi xuống.
Các chỉ số chính đều tiếp hồi phục từ phiên trước cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan trở lại. Số lượng mã tăng áp đảo số lượng mã giảm chứng tỏ bên mua đang thắng thế.
Ngày hôm qua thị trường Mỹ đã có một phiên xanh nhẹ, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nasdaq Composite tăng 1.01% lên 11,7875.44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0.3% lên 3,948.7 điểm, chỉ số Dow Jones tăng 0.23% lên 32,105.25 điểm. 9h36 thị trường Châu Á đều tăng giảm đan xen cụ thể ShangHai giảm 0.65%, SZSE Component tăng 0.3%, Hang Seng giảm 0.54%, KOSPI giảm 0.67%, IDX Composite tăng 0.85%, S&P/ASX 200 giảm 0.33%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/03/2023, toàn thị trường có 16 mã tăng, 42 mã giảm và 27 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.36 triệu đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 23/03/2023. Basis hợp đồng VN30F2304 thu hẹp so với phiên trước đó và đạt giá trị -7.7 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã bớt thận trọng hơn về triển vọng ngắn hạn của VN30-Index.