Tuần 29/05-02/06/2023: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: DBC, FPT, HDB, HPG, KBC, NLG, OCB, VNM, VJC và VHC.
Công ty Cổ phần Thép VICASA – VNSTEEL (mã chứng khoán: VCA) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 với doanh thu thuần đạt 501 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tăng 17% so với quý 4/2021, lên mức 21 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp đạt 4%.
Trong kỳ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 14% và 63% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 4 tỷ và 7 tỷ đồng. Các chi phí được cắt giảm giúp cho Thép Vicasa chuyển từ lỗ 7 tỷ đồng quý 4/2021 sang lãi 7 tỷ đồng quý 4 năm 2022 từ hoạt động kinh doanh thuần.
Cộng thêm khoản thu nhập khác hơn 100 triệu, Thép Vicasa - Vnsteel báo lãi trước thuế hơn 7 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 6,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ sau thuế gần 6 tỷ.
Luỹ kế cả năm 2022, Thép Vicasa - Vnsteel ghi nhận doanh thu đạt 2.335 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Dù đã có lãi trở lại trong quý 4, tuy nhiên với mức thua lỗ nặng trong quý 3/2022, Thép Vicasa vẫn lỗ sau thuế gần 6 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi lên sàn chứng khoán. Trong khi đó, năm 2021 doanh nghiệp này lãi lớn tới 36 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Thép Vicasa - Vnsteel là 371 tỷ đồng, giảm 36% so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả giảm gần nửa (-45%) xuống còn 187 tỷ đồng, VCSH giảm sâu 23% còn gần 185 tỷ đồng, trong đó LNST lũy kế chưa phân phối chuyển từ dương 36 tỷ đồng hồi đầu năm sang âm 6 tỷ đồng.
Trên thị trường, kể từ khi đạt đỉnh hồi tháng 6/2022, cổ phiếu VCA thường xuyên "tắt" thanh khoản, thậm chí nhiều phiên không diễn ra giao dịch. Hiện, thị giá VCA đang quanh ở mức 11.450 đồng/cp tăng 22% so với đáy tháng 11/2022, song vẫn giảm 36% so với đỉnh.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: DBC, FPT, HDB, HPG, KBC, NLG, OCB, VNM, VJC và VHC.
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các hợp đồng tương lai giao dịch trái chiều trong phiên giao dịch ngày 26/05/2023. Basis hợp đồng VN30F2306 thu hẹp liên tục so với các phiên trước đó và đạt giá trị -4.31 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã bớt bi quan hơn về triển vọng ngắn hạn của VN30-Index.
VN-Index kết tuần giảm điểm với khối lượng giao dịch cao trên mức trung bình 20 ngày cho thấy lực cầu khá mạnh. Tuy nhiên, khối ngoại liên tục bán ròng nên thị trường khó bứt phá.
Cả hai chỉ số thị trường đều tăng nhẹ đi kèm với khối lượng thấp. Điều này cho thấy khả năng có bứt phá mạnh trong ngắn hạn là không cao.
Ngày hôm qua thị trường Mỹ đã có một phiên tăng giảm nhẹ đan xen, chỉ số Dow Jones giảm 0.11% còn 32,764 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 0.88% lên 4151 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng 1.71% lên 12,698 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/05/2023, toàn thị trường có 20 mã tăng, 34 mã giảm và 7 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 2,000 CW.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 25/05/2023, basis hợp đồng VN30F2306 gần như không đổi so với phiên trước đó và đạt giá trị -5.15 điểm. Điều này cho thấy sự thận trọng vẫn còn trong ngắn hạn.
VN-Index xuất hiện mẫu hình nến Hammer và khối lượng suy giảm so với các phiên trước đó cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Ngoài ra, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán nên rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn của chỉ số vẫn còn tiếp diễn.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 25/05/2023, VN-Index giảm điểm và xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle cho thấy tâm lý giằng co của nhà đầu tư.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: DBC, FPT, HDB, HSG, KBC, NLG, OCB, PNJ, VJC và VHC.
Chỉ số VN-Index mở cửa gần như không tăng điểm, nhưng ít ra vẫn dính tí màu xanh. Sàn HOSE đầu phiên màu vàng chiếm ưu thế, dù sau đó có vẻ ngả dần qua sắc đỏ. Chỉ số nhóm VN30 cũng đã giảm dù rất nhẹ, và cũng chỉ có chưa đến 10 mã giảm giá.