Chứng khoán Tuần 16-20/05/2022: Tăng trong nghi ngờ
VN-Index có tuần giao dịch hồi phục với mức tăng gần 58 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn đang duy trì ở mức thấp cho thấy tâm lý giao dịch của nhà đầu tư vẫn đang khá dè chừng.
Năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam cả về điểm số lẫn thanh khoản với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên lên tới đơn vị "tỷ đô".
Sự cải thiện thanh khoản thời gian qua có đóng góp không nhỏ từ các nhà đầu tư mới. Số liệu từ VSD cho biết trong năm 2021, nhà đầu tư trong nước mở mới kỷ lục hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng lượng tài khoản mở mới trong nhiều năm trước đó cộng lại.
Bên cạnh việc nhà đầu tư mở tài khoản mới, sự bùng nổ thanh khoản không thể không nhắc tới yếu tố hỗ trợ từ dòng tiền margin. Theo ước tính của chúng tôi, dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) trên toàn thị trường tính tới cuối năm 2021 vào khoảng 193.000 tỷ đồng (~8,4 tỷ USD) và đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay. Cũng cần lưu ý, đây là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên. Nếu tính thêm dư nợ từ cho vay 3 bên, con số thực tế có thể lên tới hơn 200.000 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay của các CTCK vào cuối năm 2021 tăng 38.000 tỷ đồng so với quý trước và tăng khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm trước.
Trong số 193.000 tỷ đồng dư nợ cho vay có khoảng gần 180.000 tỷ đồng là dư nợ cho vay margin, còn lại là ứng trước tiền bán.
Tính riêng 20 CTCK lớn nhất thị trường có dư nợ cho vay cuối năm 2021 lên tới hơn 167.000 tỷ đồng, tăng khoảng 33.500 tỷ (+25%) so với quý trước đó.
Dòng tiền margin từ các nhà đầu tư nội đã góp phần quan trọng giúp thị trường đứng vững trước áp lực bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại trong thời gian qua. Trong năm 2021, khối ngoại đã bán ròng kỷ lục hơn 60.000 tỷ đồng trên toàn thị trường. Thông thường mỗi khi khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, diễn biến thị trường sẽ tiêu cực nhưng trong thời gian qua, dòng tiền nội (bao gồm tiền margin) đã "cân" lại lực bán này và thậm chí đẩy chỉ số VN-Index lên những đỉnh cao mới.
Dư nợ cho vay VPS tăng vọt, SSI tiếp tục giữ vững vị trí số 1
Trong năm qua, các CTCK đã đẩy mạnh tăng vốn để nở room cho vay cũng như gia tăng nguồn lực cho hoạt động ký quỹ. Bên cạnh đó, các CTCK cũng tranh thủ huy động trái phiếu từ các định chế nước ngoài để gia tăng năng lực cho vay.
Chứng khoán SSI tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm 2021 với 23.698 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% so với cuối quý 3. Đây là quý thứ 3 liên tiếp SSI lấy lại vị trí số 1 về dư nợ cho vay sau một thời gian dài bị Mirae Asset "vượt mặt".
Xếp thứ 2 về dư nợ cho vay trên thị trường tiếp tục là Mirae Asset với 17.282 tỷ đồng (+17% QoQ), tiếp theo lần lượt là TCBS (dư nợ 15.852 tỷ đồng), VNDirect (15.474 tỷ đồng), HSC (13.690 tỷ đồng),…
Trong khi đó, quán quân thị phần môi giới chứng khoán Việt Nam 2021 là VPS có dư nợ 10.558 tỷ đồng, tăng trưởng vượt bậc 55% so với quý trước và là CTCK có tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn nhất trong top 10.
Ở nhóm CTCK miễn phí giao dịch, Pinetree tiếp tục có quý tăng trưởng dư nợ khá tốt, lên tới 56%, đạt 1.686 tỷ đồng. Trong khi đó, Chứng khoán DNSE cũng có quý bùng nổ dư nợ lên 1.192 tỷ đồng, tăng 118% so với quý trước.
Thời gian gần đây, áp lực cạnh tranh trong ngành chứng khoán đang diễn ra mạnh mẽ. Không chỉ các CTCK Hàn Quốc với lợi thế nguồn vốn giá rẻ, các CTCK nội cũng đẩy mạnh tăng vốn, đáp ứng nhu cầu của giới đầu tư trong bối cảnh thị trường bùng nổ, qua đó khiến cuộc đua dư nợ margin, thị phần trở nên khó đoán hơn bao giờ hết. Thống kê cho biết tính tới cuối năm 2021, có tới 32 CTCK có dư nợ cho vay trên 1.000 tỷ đồng, đây là điều chưa từng có trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
VN-Index có tuần giao dịch hồi phục với mức tăng gần 58 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn đang duy trì ở mức thấp cho thấy tâm lý giao dịch của nhà đầu tư vẫn đang khá dè chừng.
CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Là doanh nghiệp cung cấp nước sạch hàng đầu ở Bình Dương, với kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng qua các năm, BWE có triển vọng tích cực trong tương lai.
Sau khi giảm nhẹ vào phiên ATO, chỉ số chính đã bật tăng nhẹ theo thị trường châu Á. Hôm nay thị trường châu Á đi ngược lại thị trường Mỹ, hầu hết các chỉ số trọng điểm đều xanh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/05/2022, toàn thị trường có 70 mã giảm, 29 mã tăng và 14 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt gần 1.1 triệu đơn vị.
Các hợp đồng tương lai hầu hết giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 19/05/2022. Khối lượng hợp đồng F2206 tăng mạnh khi hợp đồng F2205 đã đáo hạn vào phiên hôm nay.
VN-Index giằng co và kết phiên tăng nhẹ do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh. Khối lượng giao dịch sụt giảm cũng cho thấy điều này. Tuy nhiên, chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index đang nằm trên đường EMA 20 ngày cho thấy triển vọng vẫn khả quan trong ngắn hạn.
Theo Dragon Capital, đây là cơ hội để đầu tư với mức định giá và tiềm năng tăng trưởng cực kỳ hấp dẫn của chứng khoán Việt Nam trong dài hạn đối với các nhà đầu tư mới và dòng tiền mới.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 18/05/2022, VN-Index giảm điểm trở lại nhưng mức điều chỉnh không lớn.
Chứng khoán Bản Việt ước tính số tiền Cao su Phước Hòa có thể nhận được từ đền bù chuyển đổi đất làm dự án VSIP III có thể đạt 898 tỷ đồng. Quý I, công ty báo lãi tăng mạnh nhờ nhận tiền bồi thường đất, quý II dự kiến tiếp tục tăng cao.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AGG, BCC, HDB, HTN, KLB, HSG, PSH, OCB, VEA và VNM.
Sàn HOSE chưa khớp ATO nhưng bảng điện đã phủ rất nhiều sắc đỏ. Diễn biến trên sàn chứng khoán Mỹ đêm qua là 1 yếu tố tiêu cực tác động lên tâm lý NĐT sàn chứng khoán Việt sáng nay, nhất là khi thị trường mới chỉ hồi lại vài phiên. Nhóm VN30 có hầu hết cổ phiếu dự kiến giảm giá, thậm chí có vài mã nổi tiếng có thời điểm muốn giảm sàn như MSN, GAS hay VRE. Chỉ số HNX-Index giảm luôn hơn 2% từ sớm.
Tự doanh CTCK đã bán ròng 13,7 triệu cổ phiếu, trị giá 624 tỷ đồng phiên ngày 18/5.